chăm sóc gà – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com Dagatructiep S128 - Da ga. truc tiep sv388 Tue, 14 Apr 2020 09:53:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 https://choidaga.com/wp-content/uploads/2021/08/cropped-choidaga-32x32.jpg chăm sóc gà – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com 32 32 Cách phòng bệnh cho gà đông tảo và các điểm lưu ý ! https://choidaga.com/cach-phong-benh-ga-dong-tao-va-cac-diem-luu-y/ Fri, 28 Oct 2016 09:38:08 +0000 http://choidaga.com/?p=1233 Cách phong bệnh cho gà đông tảo thì còn khá nhiều bà con chưa biết hết, vì vậy ta nên tham khảo và đọc thêm hướng dẫn về những kinh nghiệm này. Nhằm bổ sung thêm cho bà con, những kiến thức phòng bệnh cho gà đông tảo, choidaga.com xin nói về cách phòng bệnh khá hiệu quả, khá hay, có thể áp dụng cho gà đông tảo thương phẩm thịt và thương phẩm trứng .

Ta sẽ nói về những kinh nghiệm phòng bệnh cho gà đẻ trứng thương phẩm và gà thịt thương phẩm :

  • theo những kinh nghiệm phòng bệnh cho gà thương phẩm  dưới đây là khá hiệu quả :
    • khi gà đông tảo được một ngày tuổi ta tiêm vắc xin madec là phù hợp với giai đoạn này
    • cho đến khi đến 2-4 ngày tuổi thì ta nên nhỏ vắc xin laxota (đây được coi là lần nhỏ đầu tiên)
    • tiếp tục khi gà con được 7 ngày tuổi ta nên nhỏ thuốc GUM là chuẩn xác
    • gadongtao4
  • >>những kỹ thuật nuôi gà đông tảo một tháng tuổi << 
    • sau đó khi gà được 14 ngày tuổi ta lại nhỏ vắc xin laxota lần thứ 2
    • và sau đó khi được 20 ngày tuổi ta tiêm cho gà con kháng thể GUM, trong khi tiêm kết hợp cho gà con uống luôn thuốc GUM là khá tốt.
    • vào lúc gà được khoảng 30 ngày tuổi ta tiêm kháng thể thêm, để bổ sung lượng kháng thể để gà có đủ cho việc phòng bệnh dịch.
    • đúng lúc 45 ngày tuổi ta thực hiện làm huyết trùng cho gà là hợp lý
    • cuối cùng là khi được 60 ngày tuổi ta làm thuốc chống newcastle cho gà, giúp gà phòng bệnh này hiệu quả, giảm thiệt hại do bệnh dịch này rất cao .
    • Lưu ý : khi 4 ngày đầu nhớ cho gà uống thuốc úm, tiếp tục 10 ngày sau khi nở uống thuốc phế quản , uống liên tục 4 ngày , cho uống thuốc pha nước và uống thế nước .
  • Tiếp tục là cách phòng bệnh cho gà đông tảo thương phẩm trứng khá hay :

gadongtao5

  • >>cách chọn gà đông tảo mới nhất hiệu quả nhất << 
      • khi gà này có ngày tuổi từ 1-45 thì ta cũng thực hiện quy trình uống thuốc giống gà thương phẩm trên, vì trong giai đoạn này là cách phòng bệnh giống nhau, sử dụng các loại thuốc giống nhau, cùng chống chung một loại dịch, mỗi loại thuốc sẽ giúp gà con giai đoạn này được an toàn và khá ổn định.
      • cho đến khi gà đông tảo được 49-60 ngày tuổi ta bắt đầu  tiêm vắc xin phòng newcastle theo chuẩn M, đó là do cán bộ thú y quy chuẩn , nó khá hiệu quả và có thể chống với độ thành công cao.
      • sau lần tiêm vắc xin trên thì đến ngày tuổi 65 ta tiếp tục tiêm chủng vắc xin tụ huyết trùng cho gà, đó là tuần tự bắt buộc đúng ngày, đúng giai đoạn, thì vắc xin mới phát huy công dụng hiệu quả.
    • và sau những lần tiêm chủng theo giai đoạn như vậy, ta đã tiêm chủng đủ các loại bệnh newcastle, tụ huyết trùng, dịch cúm gia cầm xong, từ đó trở đi ta cứ tính thời gian khoảng tư 4-6 tháng thì ta lại bắt đầu chủng lại một lần. Làm theo lịch trình như đã nói thì đàn gà đông tảo của bạn sẽ được bảo vệ khá an toàn, phòng được bệnh dịch , cho hiệu quả kinh tế khá cao .
]]>
Những kinh nghiệm nuôi gà và những điều chưa biết về gà ác https://choidaga.com/nhung-kinh-nghiem-nuoi-ga-va-nhung-dieu-chua-biet-ve-ga-ac/ Mon, 24 Oct 2016 07:58:12 +0000 http://choidaga.com/?p=1096 Những kinh nghiệm nuôi gà hay và những điều chưa biết về gà ác là nội dung mình muốn nói đến . Trên trang choidaga.com hôm nay, mình xin trình bày nội dung cách nuôi, cách chăm sóc gà ác đúng chuẩn. Những kinh nghiệm được tổng hợp và lĩnh ngộ từ các hộ dân nuôi gà ác lâu năm cho biết, rất hiệu quả và cho chất lượng gà ác cực tốt, các bạn đọc tham khảo và cho ý kiến .

Đầu tiên tìm hiểu về phương tiện và cách úm gà ác :

  • Theo quy chuẩn là lồng úm dành cho 100 con thì có độ dài khoảng 2m, rộng khoảng 1m, và cuối cùng là chiều cao khoảng 0,5m là hợp lý .
  • ta có thể đặt lồng úm trên cái đế hoặc chân có chiều cao khoảng 0.4m , hoặc có thể để cách mặt đất khoảng 0.1m cũng được
  • ở dưới đáy lồng úm ta dùng lươi ô vuông khoảng 1.2cm là hợp lý, xung quanh lồng úm ta có thể đóng lưới mắt cáo, các tép tre, hoặc gỗ cũng có thể được

gaac2

  • về mật độ úm là :
    • trong thời gian từ 1 đến 1 tuần tuổi có thể úm 100 con/1m² là hợp lý
    • từ khoảng 1-2 tuần tuổi ta có thể nới lỏng ra khoảng 50con/1m²
    • cuối cùng từ tuần 3-5 ta có thể úm thưa hơn nữa khoảng 25 con/1m² là đúng chuẩn
  • khi gà từ 1-5 tuần tuổi ta có thể thực hiện úm như sau :
    • ta chuẩn bị vệ sinh sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống khoảng trước 5-6 ngày trước khi đưa gà ác con vào nuôi, mục đích diệt hết mầm bệnh để đề phòng dịch bệnh
    • dùng giấy lót sàn cho gà ác con toàn thời gian khoảng 3 ngày liên tục, ta thay giấy mỗi ngày một lần là đúng quy tắc .
    • khi sưởi ấm ta dùng bóng có công suất khoảng 75W cho khoảng 1.2m và chiếu sáng hết tuần đầu, xung quanh chuồng úm phải được bao bọc che kín xung quanh .
    • gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi ta dùng nhiệt úm khoảng 34-35°C, giảm dẫn khi gà từ 1-2tuần tuổi thì khoảng 30-31°C, tiếp tục giảm dẫn khi gà từ 2-3tuần tuổi thì khoảng 28-29°C, giảm đến  khi gà từ 3-4 tuần tuổi thì khoảng 25-26°C
    • Nhiệt độ phòng chung để lồng úm là khoảng 28°C giữ suốt thời gian không được chênh lệch nhiều quá
  • Cung cấp nước uống đầy đủ cho gà ngay sau khi mới thả gà vào chuồng úm, để giúp đủ nước cho cơ thể con

gaac3

>>nhận dạng gà hay qua tiếng gáy <<

  • khi ta úm được khoảng 2 giờ thì bắt đầu cho ăn , thức ăn phổ biến cho gà ác con lúc này là bắp hạt, ta nên xay nhuyễn ra nhỏ nhất, ta rải lên khay thấp hoặc lên giấy lót sàn cho gà con dễ mổ.
  • cho đến ngày sau thì cho gà ác con ăn cám hỗn hợp , khoảng 4 ngày trở đi ta nên cho thức ăn vào máng cho gà là đúng thời gian thích hợp

Kết quả hình ảnh cho gà ác

  • dùng cám công nghiệp cho gà con từ 1 ngày tuổi , dùng cho đến khi nào xuất bán ra, ta có công thức theo quy chuẩn : có năng lượng 2.950-3000 kcal, còn về đạm ta cho khoảng 22-24% là vừa, và tiếp theo là canxi khoảng 1% là đủ , về photpho khoảng 0,53% là vừa đủ tiêu chuẩn .
  • ta nên mở đèn vào ban đêm để nhằm mục đích là kích thích việc ăn của gà con, ăn nhiều sẽ tốt

>>cách chọn gà nòi đi đá hay nhất <<

Phòng bệnh cho gà ác con :

  • ta nên chủng vacxin đúng lúc theo từng mốc thời gian dưới đây :
    • tuổi từ 3-5 ngày ta nên nhỏ vắc xin bệnh dịch tả và IB 1 liều trên con là tốt nhất
    • khi gà đạt được 7-10 ngày tuổi ta nên chủng vắc xin Gumboro , ngăn ngừa bệnh trái gà, ta dùng tiêm xuyên cánh gà, mỗi con một liều đúng chuẩn
    • ta tiếp tục cho uống hoặc nhỏ mắc vắc xin gumboro cho gà từ 14-18 ngày tuổi , đến 21 ngày tuổi nhỏ vào mắt một liều vắc xin dịch tả
    • nhớ là chỉ chủng vắc xin cho gà con khỏe mạnh
    • cho gà con uống vắc xin pha loãng vào nước , tylosin 0.5g/lít , imequyl 0,5g/lít…
]]>
Kinh nghiệm nuôi gà đẻ thương phẩm và sự điều chỉnh độ sáng đúng cách ! https://choidaga.com/kinh-nghiem-nuoi-ga-de-thuong-pham/ Fri, 14 Oct 2016 07:12:32 +0000 http://choidaga.com/?p=935 Kinh nghiệm nuôi gà đẻ thương phẩm ở bài trước đã bàn về dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết. Trên trang choidaga.com hôm nay, mình xin bổ sung thêm kỹ thuật chiếu sáng, những kinh nghiệm quan trọng trong nuôi gà đẻ thương phẩm. Chiếu sáng và bổ sung ánh sáng đèn sao cho hợp lý, đúng nhu cầu của gà từng giai đoạn là điều cực kỳ quan trọng, và nó có liên quan đến năng suất và sức khỏe của gà rất nhiều.

Độ chiếu sáng hợp lý và đúng kỹ thuật trong mùa đẻ của gà thương phẩm :

  • Nói về gà hậu bị giai đoạn sắp đẻ, có độ tuổi khoảng 18 tuần tuổi thì ta sẽ làm theo cách : áp dụng tăng lương chiếu sáng cùng lúc tăng lượng dinh dưỡng song song , để nhằm mục đích cho gà vào giai đoạn đẻ đúng yêu cầu.
  • Và tăng phải tăng  nhanh việc chiếu sáng nhanh dần đều, để làm sao khi gà vào tuần tuổi thứ 19 phải có lượng chiếu sáng khoảng 16h trong 1 ngày đêm. Cường độ chiếu sáng lúc này khoảng 20-40 lux, vào khoảng 3-4 watt/ m², nền chuồng .

chieu sang 5

  • Nhớ là duy trì định mức vừa nói trên cho đến khi nào chu kỳ đẻ kết thúc nhé các bạn .
  • Khi vào giai đoạn sau đỉnh đẻ ta có thể tăng thêm 1h đồng hồ chiếu sáng thành 17h trong một ngày đêm,  đáp ứng lượng sáng theo yêu cầu định mức vào lúc này.
  • Trong quy trình điều chỉnh định mức độ sáng phải tuân thủ theo các yêu cầu dưới đây :
    • Việc điều chỉnh tăng độ sáng phải thực hiện từ từ một cách đều đặn sẽ rất tốt cho giai đoạn này
    • Mỗi ngày chiếu sáng : là phải tăng 30 phút liên tục và đều đặn , không chênh lệch trong lúc tăng, cho đến khi đủ định mức yêu cầu đã đề ra trước đó.
  • Trong trường hợp gà mới vào đẻ, thì lúc đó ta nên kích thích tăng độ chiếu sáng 24/24 trong khoảng 2-3 ngày đêm liên tục. Sau thời gian đó, ta nên rút xuống đột ngột khoảng 14/24 giờ .
  • Tiếp đến sau khi giảm thì ta lại tắng đều mỗi ngày khoảng 30 phút, cho đến khi nào 16-17h/24h của 1 ngày đêm chiếu sáng.

chieu sang 3

>>Kỹ thuật cắt mỏ cho gà đẻ thương phẩm rất hay <<

  • Đối với lứa gà đang đẻ thì nhất định không được giảm giờ chiếu sáng . Bằng mọi cách và thiệt đều đặn giữ độ chiếu sáng từ 16-17h trên một ngày đêm, cường độ ánh sáng phải thực hiện theo đúng yêu cầu.
  • Nếu những nguyên nhân làm giảm độ chiếu sáng và giảm cường độ ánh sáng, thì lúc đó sẽ dẫn đến sự giảm đẻ của gà , khối lượng trứng cũng bị giảm theo sức đẻ .
  • Nước ta hiện nay thì chuồng nuôi thông thoáng, ánh sáng ban ngày đã đáp ứng được 12h một ngày đêm, ta áp dụng chiếu sáng bằng đèn vào ban đêm thêm khoảng 4h là đủ, thế là vừa đủ 16h chiếu sáng cho một ngày đêm.
  • Tuy vậy quy trình chiếu sáng cũng phải tuân thủ theo mùa, có tháng ngày ngắn đêm dài, ngày dài đêm ngắn, tháng mưa… Nên ta phải cơ động làm sao để giờ chiếu sáng đúng độ dao động khoảng  16-17 h trong một ngày đêm.

chieu sang 2

  • Chiếu sáng thêm thì nên thực hiện đầu ngày sẽ tốt hơn, ta nên chiếu sáng thêm vào lúc 2h cho đến 6h sáng đủ 4h thì ngưng là vừa.

>>Kinh nghiệm nuôi gà H’mông và những điều cần biết <<

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng trứng gà :

  • Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng trứng là : chất lượng thức ăn, nhiệt độ môi trường, chế độ và cường độ chiếu sáng .
  • Việc làm thiêu hụt chất dinh dưỡng và mất cân bằng dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và khối lượng trứng rất nhiều .

axit

  • trong đó thì : acid amin, methionin là làm ảnh hưởng đến sức đẻ của gà, và nếu cung cấp đầy đủ thì gà sẽ đẻ tốt và trứng rất to .
  • Về Acid linoleic(axit béo) : là thành phần có trong dầu thực vực , đây là chất rất cần thiết cho gà đẻ, rất quan trọng trong việc làm gia tăng khối lượng của trứng, cung câp đầy đủ thì trứng sẽ đạt theo khối lượng yêu cầu.

acid

  • Vì vậy các axits amin rất quan trọng trong sự quyết định khối lượng trứng và độ to của trứng, nó còn sản sinh đầy đủ chất dinh dưỡng làm phong phú nguồn chất dinh dưỡng cho sản phẩm trứng gà .
]]>
Kỹ thuật nuôi gà đẻ thương phẩm và những vitamin- khoáng chất cần thiết https://choidaga.com/ky-thuat-nuoi-ga-de-thuong-pham-va-nhung-vitamin-khoang-chat-can-thiet/ Thu, 13 Oct 2016 08:59:08 +0000 http://choidaga.com/?p=913 Kỹ thuật nuôi gà đẻ thương phẩm ở phần trước mình đã trình bày về tỷ lệ protein, năng lượng trao đổi chất . Theo như bài trước là yếu tố môi trường là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiêp đến vấn đề sinh sản của gà. Trên choidaga.com hôm nay, mình xin bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất, rất cần thiết, tác động hữu hiệu đến sản lượng và cũng như năng suất trong mùa nóng .

Những khoáng chất và vitamin cần thiết cho gà đẻ thương phẩm vào mùa nóng :

  • Nếu nuôi gà trong mùa nóng sẽ xảy ra nhiều vấn đề, nhiều trở ngại, bệnh tật sẽ xảy ra. Vì vậy, ta nên bổ sung canxi cho gà ở giai đoạn gà hậu bị phải đúng và đủ, đặc biệt và quan trọng hơn nữa là trong giai đoạn gà sắp đẻ và đang đẻ .
  • Những lứa gà đã chuyển vào giai đoạn đẻ sớm hơn dự tính, lúc đó nhớ cung cấp đầy đủ canxi và kịp thời để gà kịp hình thành vỏ trứng, hỗ trở phát triển thể trạng sau khi đẻ.

canxi

  • Theo tỷ lệ canxi phù hợp với gà đẻ là khoảng 3.8% – 4.0 % là vừa đủ .
  • Chúng ta nên dùng Carbonat canxi dạng hạt nhỏ khoảng 1-3mm cho ăn thêm, tùy ý người nuôi, nhớ đừng cho ăn quá nhiều .

canxi1

  • Nên thiết kế máng đựng thêm chất khoáng ở chuồng gà đẻ, cung cấp đầy đủ khoáng cho gà tiêu thụ.
  • Trong đó vitamin D3 và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa canxi trong cơ thể gà, phân bố và điều phối hợp lý canxi. Nó còn có vai trò giảm stress, duy trì sức đẻ, tăng cường chất lượng trứng và khá quan trọng trong phóng chống bệnh tật.

vitamin

  • tỷ lệ vitamin C trong hàm lượng thức ăn gà đẻ khoảng là 88mg vitamin C trong mỗi kg thức ăn cho gà ăn .
  • Ở sau giai đoạn đẻ đỉnh cao và giai đoạn hết đẻ cũng nên duy trì hàm lượng vitamin C đầy đủ , ta cho khoảng 100-150mg vitamin C trong mỗi kg thức ăn, kết hợp với thức ăn khô là tốt nhất .

>>Cách cắt mỏ cho gà đẻ thương phẩm cần biết <<

Tiếp theo ta nói đến cách điều tiết lượng thức ăn cho gà đẻ :

  • Quá trình đẻ ta có thể chia làm thành 2 pha :
    • Đầu tiên là pha I ,  được tính là trước và trong thời kỳ đỉnh cao của giai đoạn đẻ :
      • ta nói trước và trong giai đoạn đẻ trong đó có bao gồm giai đoạn Pre-lay (giai đoạn sắp đẻ). Lúc này gà được tăng khẩu phần ăn, tăng trọng lượng khối lượng thức ăn nhanh cho đến khi nào vào đẻ một cách sớm nhất :
        • Mục đích tăng nhanh lượng thức ăn là để gà đẻ sớm, đẻ rộ và nhanh chống giúp gà đạt đến giai đoạn đỉnh cao của mùa đẻ, tăng khối lượng trứng cũng khá quan trọng.
        • Cách cho ăn như nói trên người ta gọi là cách “cho ăn đón “: có nghĩa là ăn tăng lên trước khi đẻ tăng.
        • Khi gà đạt đỉnh cao trong giai đoạn đẻ, sau đó gà sẽ tiếp tục đẻ khá tốt và kéo dài thêm được một thời gian. Lúc đó tùy vào giống gà mà ta cho lượng thức ăn phù hợp với tỷ lệ đẻ, nhớ duy trì tối đa đồi với từng giống.
      • tiếp theo là pha II : là pha sau đỉnh cao và cho đến giai đoạn kết thúc đẻ : giai đoạn này thường cho ăn theo đinh mức , ăn theo tỷ lệ đẻ:
      • ga3
        • Giai đoạn này thường là tỷ lệ đẻ bị giảm dần, theo đó ta có thể dựa vào mà giảm định mức thức ăn kịp thời theo tỷ lệ giảm đẻ , cứ áp dụng như thế cho đến khi nào hết đẻ thì thôi.
        • Ta nên giảm khẩu phần một cách hợp lý và từ từ, áp dụng tỷ lệ giảm định mức sau khi 1-2 tuần giảm đẻ của gà .
        • cách mà ta áp dụng giảm lượng định mưc thức ăn người ta gọi chung là “cho ăn đuổi”, có nghĩa là cho ăn giảm sau khi đẻ bị giảm .
        • Trong đó ta khẩu phần tối đa phải cân bằng lượng thức ăn giữa giai đoạn trước đỉnh và giai đoạn sau đỉnh phải cân xứng nhau không chênh lệch quá nhiều . Tuân thủ theo nguyên tắc, theo từng loại gà, từng tỷ lệ gà đẻ.
        • Nhớ không được giảm khẩu phần ăn của giai đoạn trước đỉnh đẻ và tăng khẩu phần của giai đoạn sau đỉnh đẻ theo tỷ lệ đẻ .
        • Để thuận tiện trong quá trình nuôi gà : ta chỉ giảm chất lượng của thức ăn , có nghĩa là lượng dưỡng chất giảm nhưng vẫn giữ nguyên đinh lượng (trọng lượng).

>>Tìm hiểu Khẩu phần thức ăn gà đẻ thương phẩm  <<

Đó là quy trình tổng hợp được từ các hộ chăn nuôi, cán bộ chăn nuôi, đã thực hiện và rút được nhiều kinh nghiệm. Các quy trình thực hiện nhiều lần cũng có gặp khó khăn, tuy vậy vẫn nhiều hộ đạt hiệu quả khá tốt, mong bà con thực hiện đạt năng suất và hiệu quả tốt.

]]>
Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm đẻ trứng và cách cắt mỏ ! https://choidaga.com/cach-nuoi-ga-thuong-pham-de-trung-va-thanh-phan-dinh-duong-can-luu-y/ Wed, 12 Oct 2016 07:29:32 +0000 http://choidaga.com/?p=882 Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm đẻ trứng rất quan trọng, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà càng quan trọng không kém. Bài trước mình đã nói đến cách thức cho ăn khi gà ở giai đoạn hậu bị, cách phòng và chữa bệnh cũng đã nêu. Vì vậy,  trên trang  choidaga.com hôm nay, mình xin nói đến kỹ thuật nuôi và dinh dưỡng cho gà thương phẩm , đây là những cách hợp lý nhất cho bà con tham khảo .

Đầu tiên ta bàn về kỹ thuật cắt mỏ cho gà thương phẩm đẻ trứng một cách  an toàn và hiệu quả nhất :

  • Khi nói đến chăn nuôi gà đẻ thương phẩm thì chúng ta nghĩ ngay đến chuyện cắt mỏ, kỹ thuật cắt mỏ sao cho đúng cách và không gây tổn thương cho gà nuôi
  • Trong vùng khí hậu thông thoáng, nóng bức, gà được nuôi trong lồng hoặc chuồng bao giờ cũng phải được cắt mỏ .

c1

>>chữa bệnh đậu và cách phòng chống hiệu quả <<

  • Vì sao phải cắt mỏ :
    • cắt mỏ để ngăn chặn bệnh gà cắn mổ, cắn mổ lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau, gây thiệt hại cho kinh tế gia đình
    • và khi nhiệt độ tăng cao lên, và lượng ánh sáng chiếu gây gắt, cộng với tình trạng nhốt chung lồng, điều này khiến gà cắn nhau, lôi ruột và nội tạng của nhau ra ăn .
    • trong một buổi trưa nếu để tình trạng gà cắn mổ xảy ra, việc này sẽ làm thiêt hại rất lớn, có thể tính thiệt hại bằng một cơn dịch bệnh đi qua. Vì vậy , phòng tránh bằng cách cắt mỏ cho gà là hợp lý nhất.
  • Việc cắt mỏ gà cũng có thể đem lại lợi ích khác, cụ thể là khi được cắt mỏ gà rồi thì khi ăn có thể tránh rớt rơi thức ăn khoảng 5% so với gà chưa cắt mỏ .
  • Và ta cắt mỏ gà đúng kỹ , đúng cách sẽ hạn chế được việc cắt mỏ gà lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Cắt đúng vị trí sẽ không ảnh hưởng quá trình ăn uống của gà, từ đó sẽ không làm chậm quá trình phát triển của gà, tạo điều kiện để gà hoàn thành năng suất cao trong một mùa đẻ.

c2

  • Ta nói về thời gian cắt mỏ gà : thì có nhiều tài liệu vẫn còn lệch nhau, chưa thống nhất nhau về thời gian cắt mỏ, nhưng ta có thể thực hiện theo các điểm thời gian dươi đây là hợp lý nhất :
    • lần đầu thực hiện vào khoảng thời gian được gần 1 tuần tuổi hoặc hơn 2 đến 3 ngày (từ 7- 10 ngày)
    • tiếp theo lần hai ta thưc hiện khi gà được khoảng 2 tháng , có nghĩa là dao động từ 7-8 tuần tuổi là cắt được, đó là thời gian cần thiết để cắt .
    • Gà hậu bị, ta có thể thực hiện cắt trong khoảng thời gian từ 12-16 tuần tuổi là hợp lý nhất.
  • Những con gà được cắt mỏ phải đảm bảo tình trạng sức khỏe, không bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài , hoặc các yếu tố gây stress khác.

c3

>>kinh nghiệm chăm sóc gà đồi yên thế <<

  • Trước và sau khi cắt mỏ ta phải chuẩn bị thức uống như sau : ta pha vitamin K (menadion), liều lượng khoảng 3-5mg/1lit nước , cho uống trong 2 đến 3 ngày trước và sau khi cắt mỏ .
  • Khi thực hiện cắt mỏ,  ta cho gà nhịn ăn khoảng vài giờ để hạn chế thức ăn dính vào mỏ và đỡ phải vệ sinh .
  • Thực hiện cắt mỏ bằng các công cụ chuyên dụng, phải thực sự sắc bén. Phải đốt nóng để thực hiện cắt, sau đó ta hàn sừng luôn để hạn chế việc chảy máu mỏ.
    • gà nhỏ từ 7-10 ngày tuổi ta đưa mỏ trên và dưới qua lỗ cùng lúc để cắt, cắt cách lỗ mũi không qua 2mm.
    • Đối với gà lớn từ 8-10 tuần tuổi ta cắt mỏ trên cách mũi khoảng 6mm là chuẩn kỹ thuật, mỏ dưới ta cắt cách xa vết cắt mỏ trên khoảng 3mm là hợp lý .Mỏ dưới phải dài hơn mỏ trên, các mỏ phải tạo thành vuông góc với trục mỏ.
    • Mỏ trên ta cũng có thể cắt theo cách là : xác định vị trí cắt bằng cân bằng nằm giữa chớp mỏ và bờ mũi, mỏ dưới ta cũng thực hiện cắt như trên là cắt cách vị trí mỏ trên khoảng 3mm.
  • Thức ăn dành cho gà sau khi cắt mỏ là : cho gà ăn khẩu phần tự do trong vòng khoảng 1 tuần là được, đổ thức ăn nhiều và dày tránh tình trạng gà chạm mỏ vào thành máng trong khi mổ .

c5

Có thể cắt mỏ bằng dụng cụ thô sơ 

  • Tiếp tục pha thành phần vitamin K vào nước uống của gà, khác lần trước là ta cho thêm một ít chừng 1g tetracylin/1 lít nước , uống trong vòng khoảng 4-6 ngày là được .
  • Ta nên theo dõi vết thương của gà sau khi cắt mỏ, nếu chảy máu ta nên chữa kịp thời.
  • không nên dồn bắt gà, làm hỗn loạn sáo động chuồng nuôi  trong những tuần đầu tiên sau khi cắt mỏ.

>>chăm sóc gà hậu bị và kinh nghiệm hay nhất <<

Giám sát chặt chẽ những hoạt động của gà sau khi cắt mỏ, ngăn ngừa nhiễm trùng làm độc, cho uống thuốc theo thành phần đã nêu trên, cho uống đầy đủ. Không nhốt quá chật để hạn chế mổ nhau khi mới cắt mỏ, điều phối hợp lý khẩu phần ăn, máng ăn sạch sẽ và thức ăn đủ dày để gà mổ chạm thành máng.

]]>
Kinh nghiệm chăm sóc gà hậu bị và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết (phần tiếp theo ) https://choidaga.com/kinh-nghiem-cham-soc-ga-hau-bi-va-nhung-yeu-cau-ky-thuat-can-thiet-phan-tiep-theo/ Tue, 11 Oct 2016 09:07:23 +0000 http://choidaga.com/?p=871 Kinh nghiệm chăm sóc gà hậu bị và những kỹ thuật liên quan mình đã nói ở phần trước cũng khá rõ. Nhưng ngày càng có nhiều kỹ thuật mới, cách chăm sóc gà  hậu bị kiểu mới, được bổ sung đầy đủ hơn để gà có thể phát triển đúng hướng, cho năng suất cao. Trên choidaga.com hôm nay mình xin bổ sung thêm những kiến thức, kỹ thuật mới học hỏi được, trình bày cho bà con được tham thêm, để việc chăn nuôi gà được tốt hơn.

Kiến thức đầu tiên là kỹ thuật chiếu sáng tự nhiên theo mùa vụ cho gà hậu bị :

  • Trường hợp sinh sản” đúng vụ “:
    • nếu gà con được nuôi vào xuân hè, tất nhiên giai đoạn hậu bị sẽ đúng lúc thu đông sẽ diễn ra, có ngày ngắn dần, thời điểm này phù hợp với quá trình giảm chiếu sáng lại trong giai đoạn gà hậu bị .
    • Nếu gà nuôi trong thời gian hoàn toàn thuận lợi, thì thời gian chiếu sáng được giảm từ 13 giờ xuống còn 11 giờ trong một ngày đêm.
    • gah6
  • Nếu trường hơp “trái vụ” :
    • gà được nuôi vào thời điểm cuối đông đầu xuân, vì vậy giai đoạn hậu bị sẽ diễn ra vào mùa hè, ta thấy được lúc này ngày dài dần, nếu ta cứ để quá trình chiếu sáng diễn ra như trên thì sẽ sai quy trình kỹ thuât.
    • Biện pháp để giải quyết là lấy giờ chiếu sáng ban ngày dài nhất để làm mức tối thiểu để duy trì suốt thời gian hậu bị .
    • gah5
      • Tùy từng vùng, có thể là 12 giờ hoặc nhiều hơn thế nữa , nên ta có thể dựa vào lượng sáng ban ngày, kết hơp chiếu sáng với đèn chiếu ban đêm. Kết hợp làm sao cho giờ chiếu ban và ban đêm tổng hợp lại bằng với định mức chiếu sáng đề ra trong một ngày đêm.

>> gà đồi yên thế và những điều cần biết <<

Nhu cầu dinh dưỡng và cách cho ăn đúng với định mức đối với gà hậu bị đẻ thương phẩm :

  • Khẩu phần ăn, cũng như khối lượng thức ăn cho gà hậu bị thương phẩm rất quan trọng, nhằm đúng với định mức đề ra để gà hậu bị đạt được thể trọng và độ đông đều cao nhất có thể.
  • Các định mức cho ăn được phân ra các nhóm sau :
    • Trong giai đoạn gà tuần đầu tiên, có nghĩa là giai đoạn úm, thì gà được tự do ăn suốt ngày đêm không giời hạn gì cả. Cung cấp thức ăn liên tục cho gà, kích thích chúng ăn càng nhiều thì độ phát triển sau này sẽ được tốt hơn.
    • Đến tuần thứ 3-6 thì gà con của phần lớn các giống gà trứng được thực hiện kỹ thuật cho ăn theo định mức. Chúng ta nên cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều đối với giai đoạn này , ban đêm hạn chế ăn vì đây là giờ ngủ của gà.
    • Cho đến khi sau tuần thứ 6, giai đoạn này là giai đoạn gà giò được cho ăn theo khẩu phần ăn định mức gắt gao hơn. Thậm chí giai đoạn này còn có thể thực hiện khẩu phần ăn theo dạng khống chế, hạn chế ăn, chính vì thế nó đi kèm với các yêu cầu sau đây :
      • có đủ các máng ăn , uống, máng ăn được treo theo kiểu cơ động linh hoạt một tí, có thể nâng lên hoặc hạ xuống đồng loạt, vì mục đích có thể cho gà ăn cùng một lúc. Nếu treo máng cố định thì thao tác cho thức ăn vào máng không được nhanh hơn 4 phút .
      • gt1
        • Thức ăn ta cho vào máng mỗi ngày một lần và đúng đinh mức chính xác và tuân thủ theo các quy định đề ra . một máng có thể cho 50g thức ăn và khoảng 25 con gà có thể ăn chung.Vì thế ta có thể tính khoảng 25 x 50 = 1250g trong một ngày .
        • Thực hiện cân mẫu hàng tuần, bắt khoảng 5-10% đàn gà cân và so sánh thể trọng có đúng định mức, độ đồng đều mà ta đã đề ra.
        • gt3 gt2
          • ta tiếp tục theo dõi thể trọng, để có định mức cho ăn hợp lý . nếu gà thấp hoặc gần bằng với thể trạng định mức đề ra, lúc đó ta nên tăng thêm một mức nhẹ phù hợp với thể trọng của gà. Nếu gà vượt quá thể trọng định mức, thì ta cũng đừng tăng hoặc giảm định mức thức ăn và giữ nguyên cách cho ăn cũ .Cho đến khi gà đạt đúng yêu cầu trọng lượng thì tiếp tục nâng chế độ ăn lên.
          • Nếu muốn đạt được độ đồng đều cao, ta có thể thực hiện kỹ thuật cho ăn cách nhật (có nghĩa là ngày cho ăn ngày nghĩ). Với cách cho ăn theo kỹ thuật này thì ta thấy gà có thể dồn thức ăn 2 ngày thành một, làm cho gà thoải mái và  con nào cũng đều được ăn no và dễ chịu , phát triển một cách đồng đều.
        • G
          • có thể cho ăn 5/7 ngày trong tuần, ngày nhịn có thể xếp vào giữa tuần và cuối tuần là cách hay nhất. Những ngày không cho ăn thì ta cho gà ăn một ít thức ăn hạt, có thể dãi it hạt cho gà bươi ra, tránh gà cắn mổ nhau gây bị thương .
          • Nếu thấy không đông đều , ta có thể cho những gà nhỏ ra riêng một chuồng, chăm sóc , bồi dưỡng đúng kỹ thuật để gà nhỏ được phát triển kịp thời với các con gà còn lại.
    • >>chữa bệnh chăm sóc gà hậu bị phần đầu <<
      • Cuối giai đoạn gà giò , gà sắp đẻ : ta nên cho gà ăn thức ăn “tiền đẻ”, có nghĩa là lượng thức ăn có dinh dưỡng cao hơn . Dần tăng khẩu phần định lượng của gà lên và theo nhu cầu giai đoạn của gà.
      • Ta có thể thấy ở gà Goldline 54 gà được ăn khẩu phần ăn tự do từ khi bắt đầu tuần tuổi thứ 18 trở đi, và thế cứ theo định mức mà thực hiện trong giai đoạn tiếp theo .
]]>
Chăm sóc gà hậu bị và những kinh nghiệm cần thiết ! https://choidaga.com/cham-soc-ga-hau-bi-va-nhung-kinh-nghiem-can-thiet/ Mon, 10 Oct 2016 08:05:43 +0000 http://choidaga.com/?p=859 Chăm sóc gà hậu bị là một giai đoạn chăm sóc đặc biệt, nhằm  mang lại hiệu quả sinh sản, chất lượng thịt, sô lượng trứng cao. Trên choidaga.com mình xin tổng hợp lại tất cả các yêu cầu, kinh nghiệm, những cách chăm sóc hay nhất. Nhằm mục đích giúp bà con gia tăng thu nhập từ chăn nuôi, mang đến chất lượng cao cho sản phẩm.

Những yêu cầu cần thiết cho gà hậu bị đẻ thương phẩm :

  • trong các giai đoạn thì giai đoạn gà hậu bị là quan trọng nhất, nó  có ảnh hưởng và liên quan đến chất lượng và số lượng đẻ sau này (ví dụ : đẻ nhiều, đẻ trứng to, đẻ kéo dài …vv)
  • Yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn gà hậu đòi hỏi rất cao, tỷ lệ phải cao >= 80%, có 2 yêu cầu chính về kỹ thuật chăm sóc ở giai đoạn này là :
    • yêu cầu gà hậu bị phải cực kỳ khỏe mạnh, lành bệnh, không nhiễm bất kỳ virut trước đó, không nhiễm bệnh làm giảm năng suất đẻ và gây chết trong giai đoạn vào đẻ. Cần quan tâm nhất là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng đó là bệnh marek, bệnh về viêm khí quản truyền nhiễm (do virus BI), và cuối cùng hội chứng làm giảm đẻ EDS…
    • gah4
      • khi gà vào chính thức giai đoạn đẻ thì phải có ngoại hình cân đối, chuẩn giống như con giống đề ra, quan trọng là hệ cơ và xương phát triển cực tốt, thể trọng phải đạt độ chuẩn không được để gà quá béo . Vì gà hậu bị mà béo thì đẻ chất lượng và số lượng rất kém, mà nếu gà phát triển không đúng thể trọng chuẩn cũng đẻ kém, cho nên phải giữ sao cho đúng mục tiêu thể trọng đã đề ra.
      • Mật độ nuôi gà hậu bị phải đúng chuẩn để gà phát triển tốt :
      • Mật độ nuôi gà con và gà hậu bị đẻ nuôi trong chuồng lồng qui định như sau :
        • gà con 2 tuần tuổi thì ta nên nuôi mật độ khoảng 50-60 con/m²
        • còn gà con 3-6 tuần tuổi ta nuôi khoảng 25- 30 gà/m² , chuẩn bị máng ăn và máng uống treo ngoài lồng để thuận tiện sử dụng .
      • >>Cách chữa bệnh đậu gà và gà cắn mổ <<  
        • về gà giò từ 7-18 tuần thì nên nuôi ở mật độ thưa hơn nữa, máng ăn và máng uống ta cũng nên treo ngoài lồng như trên.
        • nếu ta cho máng ăn, uống vào trong lồng thì ta nên giảm số lượng gà trên 1m² xuống để tránh quá tải, xảy ra tranh chấp ăn không tốt.
        • Còn nuôi gà hậu bị chuồng nền thì ta nên nuôi ở mật độ 10-12 con/m² ,đó là mật độ hợp lý cho tiêu chuẩn chuồng nền. Khi gà vào đẻ thì giảm bớt xuống khoảng 5-6 con/m² cho thông thoáng tránh cản trở việc sinh đẻ mà ảnh hưởng chất lượng.

Về chế độ ánh sáng, nhiệt độ cần chuẩn bị khi nuôi gà hậu bị thương phẩm như sau :

  • Nói về nhiệt độ trong chuồng nuôi : trong 2-3 tuần đầu thì ta nên sưởi ấm và úm cho gà con ở nhiệt độ 35°C, và chúng ta giảm theo tuần tự mỗi tuần 2°C, cho đến khi 8-9 tuần tuổi thì nhiệt độ bằng nhiệt độ quy chuẩn của môi trường.

>>Nuôi gà đẻ trứng ổn định và hiệu quả cho gà công nghiệp <<

  • Ta tiếp tục nói về chế độ ánh sáng chuồng nuôi :
    • cường độ ánh sáng phù hợp trong giai đoạn úm là khoảng công suất 1w/m²(  hoặc 5-19 lux), chiếu suốt ngày đêm .
    • tuần tuổi thứ ba thì nên hạn chế ánh sáng bớt, không thấp đèn vào ban đêm khi gà ngủ.
    •  gah3
  • gà được nuôi trong chuồng tối : thì ta nên giảm độ chiếu sáng từ đầu tuần thứ ba và đến cuối tuần thứ tư, thời gian khoảng 8 giờ thắp sáng cho 1 ngày/ đêm, duy trì chuẩn chiếu và thời gian đến tuần thứ 17 (5-19 lux hoặc 1w/m²) . từ tuần 18 tăng nhanh dần đều cường độ ánh sáng kích thích gà đẻ đến cuối tuần 19, thời gian khoảng 16 giờ 1 ngay/đêm (20-40 lux hoặc 3-4 w/m²).

gah1

  • đối với gà nuôi chuồng thông thoáng thì ta áp dụng theo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng ban ngày không thể cắt giảm, thì ta làm phải chấp nhật theo quang kỳ 11-12 giờ hoặc lên đến 13h trong 1 ngày / đêm . Khi bước vào giai đoạn đẻ, ta kích thích bằng cách tăng chế độ chiếu sáng vào ban đêm, để đúng quy chuẩn định mức là 16h hoặc 1h trong một ngày đêm .
]]>
Chữa bệnh cho gà và phòng bệnh đậu gà – gà cắn mổ hiệu quả https://choidaga.com/chua-benh-cho-ga-va-phong-benh-dau-ga-ga-can-mo-hieu-qua/ Fri, 07 Oct 2016 08:20:49 +0000 http://choidaga.com/?p=829 Chữa bệnh cho gà khi gà đang trong mùa dịch là rất cần thiết, phòng bệnh cũng có thể là vấn đề đi đầu trong mô hình nuôi gà lớn. Trong đó, có 2 căn bệnh cần lưu ý đó là bệnh đậu gà và gà mổ cắn, hai căn bệnh rất thường gặp, khó trị, dễ chết, giảm năng suất, chất lượng, thiệt hại nhiều cho hộ chăn nuôi. Trên choidaga.com  hôm nay xin trình  bày thêm về cách phòng và chữa 2 căn bệnh đã nói trên, hữu hiệu và an toàn .

Bệnh đậu gà và cách chữa, phòng bệnh một cách hữu hiệu :

  • nguyên nhân gây ra là do virut poxviruses, đó là nguyên nhân hàng đầu làm bệnh lây lan nhanh và thiệt hại ghê gớm .
  • Cách lây lan của bệnh cũng giống các bệnh khác, nhưng phải đề phòng thêm các côn trùng hút máu khác, cụ thể là muỗi, vì chúng làm phát tán rất nhanh và khó kiểm soát nhất .
  • Virut này rất mạnh và sống được với mọi môi trường thời tiết khác nhau, sống được trong thời gian khá dài, vì thế chúng được xếp vào loại virut cứng đầu nhất .
  • Ta có thể chia bệnh ra làm 2 loại khác nhau để dễ phân biệt :
    •  thứ nhất là thể khô : đậu thường mộc trên da gà , mộc những chỗ không có lông như: tích, chân, mũi, mào, hậu môn, da dưới cánh. Nhữn nốt mụn sưng tấy đỏ rồi chuyển sang màu tím dần, chuẩn bị là đóng vảy dễ bong, gà bị bệnh thường hay lắc đầu, ăn kém , vảy mỏ.
      • tiếp theo thể ướt : đậu hay mộc ở niêm mạc của gà, chúng còn được gọi là defteria.
        • lúc đầu chúng bị viêm cata ở niêm mạc miệng , rồi thanh quản, làm gà ho, sau đó vẩy mỏ, tiếp lục vết viêm loang ra,phông lên, từ màu hồng  chuyển sang màu đỏ sẫm, chúng bắt đầu dày lên tạo thành các màng giả ngay miệng, làm cho gà khó ăn và khó thở .
        • tiếp tục là tích gà sưng lên và phù thủng, mắt cũng sưng lên to dần, làm gà đau đớn, không ăn được gì dẫn đến yếu sức, cuối cùng là làm gà chết.
        • có tình trạng hiếm là gà bị cả 2 thể trên ướt và khô, nếu bị như thế thì gà còn nhanh chết hơn.
  • Cách phòng bệnh cho gà bằng cách dùng vắc xin nhược độc(có nghĩa là virut sống) công dụng rất mạnh và công hiệu cực tốt. Ta tiêm chủng cho gà từ 7-14 ngày, và nhớ chỉ chủng 1 lần cho gà nuôi lấy thịt. Còn đối với gà giống thì chủng từ 70-120 ngày tuổi .
  • Dụng cụ để tiêm chủng là : ta dùng kim loại đặt biệt sắc nhọn và có rảnh như kim may đồ, khi đó nhúng vắc xin và đâm xuyên thủng qua làn da mỏng dưới cánh của gà . Thời gian kiểm tra khoảng 2-3 ngày sau, ta sờ vào vết tiêm nếu thấy nổi cộm lên là chúng ta tiêm đạt yêu cầu, còn không có vết cộm thì nhớ tiêm lại cho gà.
  • Nếu có bệnh, thì ta phải phát hiện sớm kịp thời, nhớ tiêm chủng lại cho toàn bộ đàn gà trong chuồng nuôi.
  • Tiếp theo là cách chữa bệnh : chữa bệnh chỉ áp dụng với thể khô, bằng cách cậy các mụn vẩy đậu ra, sát trùng bằng cách bôi cồn i ốt nitrat bạc, glycerin…. sau đó ta cho chúng uống kháng sinh, ở những hộ gia đình thường bôi dầu lửa và đốt mụn . Thường xuyên sát trùng , vệ sinh thú y, vảy mụn đậu thì phải đốt.

>>Phòng bệnh và vệ sinh khi nuôi gà công nghiệp <<

Bệnh mổ căn ở gà và cách phòng bệnh hay :

  • bệnh mổ cắn gây ra thiệt hại cũng rất lớn cho mô hình công nghiệp, chúng được phân ra nhiều loại như sau :
    • đầu tiên nói về bệnh mổ cắn hậu môn : chúng xuất hiện ở đàn gà khi vào giai đoạn sinh đẻ và đẻ sản lương nhiều. Khi gà đẻ nhiều sẽ làm dãn dạ con ra, đẻ trứng to thì sẽ gây ra loài dom. Khi màu hồng của dạ con loài ra ngoài, chúng tạo ra nhiều kích thích làm các gà khác mổ vào hậu môn , nhiều lần như thế làm chảy máu, nếu chảy máu thì càng làm kích thích các gà khác xúm lại mổ vào đó. Nhiều gà khi bị mổ cắn nhiều lần làm ruột và nội tạng loài ra ngoài khiến gà chết .
  • tiếp theo đến trường hợp gà mổ lông : do nhốt trong diện tích khá hẹp và thiếu dinh dưỡng, nhất là chất khoáng, từ đó dẫn đến gà mổ lông nhau, có khi nuốt những cộng lông mổ được , quanh ống chân lông tạo ra nhiều sắc tố có màu nâu sẫm .
  • thứ ba là gà mổ cắn chân, do thiếu thức ăn và đói vì máng quá cao, ít máng ăn, nên gà hay mổ chân của chính mình và gà bên cạnh, trường hợp này xảy ra nhiều ở gà con .
  • cuối cùng gà mổ đầu : thường xảy ra ở gà trống hay đá nhau, nhốt trong lồng, gây tổn thương ở tích và mào, cũng có trường hợp xảy ra ở gà mái.

>>các bệnh thường gặp ở gà công nghiệp <<

  • nguyên nhân gây bênh :
  • thức ăn kém dinh dưỡng , thiếu chất khoáng
  • thiếu ăn , bị đói để khá lâu
  • lượng bắp quá nhiều trong thức ăn
  • máng ăn uống không đúng quy đinh, số lượng ít, làm gà con phải tìm thức ăn và xảy ra mổ cắn nhau.
  • nhốt nhiều con trong diện tích chật hẹp
  • chuồng nhốt quá sáng
  • hoặc do ngoại ký sinh trùng kích thích gây ra

mo2

  • khi gà mổ cắn xảy ra vì nguyên nhân nào đó, thì từ từ hình thành thói quen mà không cần bất cứ nguyên nhân nào xảy ra .
  • Biện pháp để phòng bệnh là : trước hết ta phải cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiếp tục cung cấp đầy đủ máng ăn, máng uống, không nên để gà đói quá lâu, gà sau khi phát hiện bệnh thì cho ăn ít ngô lại… chuồng không nên nhốt chật hẹp quá, sau đó phải cho môi trường thông thoáng, tránh cường độ ánh sáng quá mạnh, cần cắt mỏ gà, nhất là gà đã bị bệnh .
]]>
Chăm sóc gà và chữa các bệnh thường gặp cho mô hình công nghiệp https://choidaga.com/cham-soc-ga-va-chua-cac-benh-thuong-gap-cho-mo-hinh-cong-nghiep/ Thu, 06 Oct 2016 08:56:44 +0000 http://choidaga.com/?p=819 Chăm sóc gà là rất quan trọng, khâu phòng và chữa bệnh còn quan trọng hơn. Những bài trước mình có nêu những cách tránh dịch, phòng bệnh cho gà công nghiệp. Hôm nay trên choidaga.com mình xin trình bày cụ thể về cách chữa trị các bệnh thường gặp trên gà công nghiệp hoặc nuôi gà qui mô lớn. Thực hiện theo những cách mình sắp nói dưới đây sẽ giữ cho đàn gà an toàn và chống chọi được các bệnh, an tâm chăn nuôi hơn .

Trước tiên chúng ta bàn về căn bệnh bạch lý – thương hàn trên gà :

Bệnh bạch lý hay còn gọi là pullorosis 

  • Hai bệnh này là hai bệnh riêng lẻ và có hai nguyên nhân gây ra, đó chính là 2 loại virut salmonella polorum và  salmonella gallinarum gây ra, tuy nói 2 loại virut nhưng chúng có đặc điểm giống nhau và tính gây hại cũng tương đồng , vì vậy biện pháp phòng tránh và chữa trị thường áp dụng chung 1 cách .
  • 2 căn bệnh này lây lan rất khủng khiếp, nhanh chóng mặt, cần ngăn chặn theo biện pháp mà bộ y tế đã công bố, chúng lây qua đường sinh sản cho thế hệ sau bằng cách qua trứng bị nhiễm khuẩn từ mẹ, lây qua các con khác bằng cách tiếp xúc trong đàn.

b15

  • Gà con thường có biểu hiện nhiễm bệnh sau khi nở hoặc đã nở được 3- 10 ngày, chuyển qua thể cấp tính rất nhanh trong vài ngày đến vài tuần và có biểu hiện như là : ủ rủ, con mắt cứ lim dim, phát ra tiếng kêu liên hồi, thường khi bệnh thì chúng không ăn, trong tình trạng lạnh cống nên thường bu lại quanh đèn để sưởi ấm .
  • Nếu lây lan qua bằng đường hô hấp thì gà sẽ thấy khó thở và đi ngoài phân có dạng lỏng, hôi thối và có màu vàng lục,  về sau sẽ chuyển thành màu xám trắng , khi trở nên nặng hơn thì phân trắng như vôi .

b16

>>Các thế đá gà và cách chăm sóc gà cựa sắt <<

  • Đi tiêu nhiều khiến phân tụ quanh đít gà, tụ thành lớp dày bịt kín và khiến gà không còn đi tiêu được nữa
  • Khi mắc bệnh bạch lý thì tỉ lệ gà chết được thống kê là khá cao, khoảng 95% trên tổng số gà bị mắc bệnh, do đó bệnh làm thiệt hại rất nặng về số lượng và chất lượng của đàn gà.
  • Còn ở gà lớn thì bệnh bạch lý ít biểu hiện, thường có 1 số biểu hiện khi chuyển sang thể cấp tính như là : đi tiêu chảy lỏng, suy nhược, màu nhợt nhạt , xù lông và ăn kém, đẻ thưa rồi cuối cùng sao 1 thời gian sẽ ngưng đẻ.

b12

  • một số gà bệnh làm trứng rơi trong xoang bụng và tích nước, làm cho bụng gà phình to, chạm đất và sau đó vài tuần hoặc vài tháng sẽ chết.

*Bệnh tích ở gà con khi bệnh bạch lỵ : gan xưng to như nấu chín, có nhiều chấm hoại tử màu trắng xám, có khi xuất huyết , mật căng lên, còn lá lách thì xưng lên, tim cũng có những nốt hoại tử như gan và lách . Tim gà bị biến dạng méo mó, bị co thắt ở tâm thất, còn phổi , ruột già, manh tràng, bao tử cũng dần hoại tử giống như các bộ phận trên . cuối cùng dẫn đến tử vong.

b14

*Tiếp theo là bệnh tích ở gà lớn : Buồng trứng bị biến dạng,  chuyển thành màu xanh vàng, méo mó, màng bọc trứng dày lên dần , nổi lên những mạch máu to khác thường. Những trứng non bị biến thành màu khác, không còn màu vàng như trứng bình thường nữa .

>>Phòng bệnh khu chăn nuôi gà và vệ sinh đúng cách <<

Và tiếp theo là triệu chứng bệnh  thương hàn(typhus avium) :

  • Nếu gà lớn bị bệnh sẽ biểu hiện rõ rệt hơn, khi chuyển thể cấp tính thì nhanh chết và chết nhiều hơn dạng bình thường, tỷ lệ khi thống kê là khoảng 20-75% trên tổng số gà mắc bệnh .
  • gà mắc bệnh thường nằm phủ mặt đất và thở hì hục, rấ khát nước, còn thể mạn tính thì gà chỉ đi tiêu chảy, yếu ớt, kiệt sức dần.

b11

  • Có trường hợp gà bị bể trứng trong xoang bụng và chết đột ngột, bệnh này khá nguy hiểm cũng không thua gì bệnh bạch lỵ.
  • Bệnh tích của thương hàn cũng giống như bạch lỵ : cũng làm gà tiêu chảy, lách , gan , tim  xưng và hoại tử …. gà cũng yếu dần và dễ chết.

Cách phòng bệnh cho gà đối với 2 căn bệnh này :

  • chúng ta lấy máu gà thử nghiệm bằng phương pháp phản ứng ngưng  kết với kháng nguyên, từ đó phát hiện sớm thì sẽ dễ điều trị ngăn chặn hoặc thải loại những gà bệnh ra khỏi khu chăn nuôi.
  • Thường tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh , vì khi bệnh rồi rất khó điều trị và thiệt hại lan ra cho cả đàn.
  • Các loại gà nuôi lấy thịt hoặc nuôi hậu thì ta nên dùng kháng sinh hòa vào nước cho uống trong thời gian mới nở hoặc những ngày tuổi đầu tiên.

b17

  • kháng sinh và thuốc sulfamid điều trị bệnh dứt trên lâm sàng không diệt được gốc vi khuẩn, cho nên phải dùng triệt để cho gà ốm có phản ứng dương tính có thể chưa có triệu chứng .

Tổng kết lại là các bạn phải tiêm vắc xin thường xuyên để tránh khả năng gà bị mắc bệnh cao nhất, vì bệnh có cách chữa nhưng rất khó khăn và không triệt để, chính vì vậy người ta mới nói là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”

]]>
Phòng bệnh cho gà và cách ly, vệ sinh đúng cách chuồng trại https://choidaga.com/cham-soc-ga-benh-va-cach-ly-ve-sinh-dung-cach-chuong-trai/ Wed, 05 Oct 2016 08:14:25 +0000 http://choidaga.com/?p=807 Phòng bệnh cho gà và cách ly là vấn đề khá quan trọng trong mô hình chăn nuôi số lượng lớn. Điều đó, quyết định năng suất và thiệt hại hàng đầu. Những bài trước, mình đã trình bày về chuẩn bị chuồng trại, tiêm vắc xin đúng chuẩn của bộ y tế. Tiếp tục về vấn đề phòng và vệ sinh khu chăn nuôi, hôm nay trên choidaga.com mình sẽ nói khái quát về những kinh nghiệm hay nhất giúp trang trại tránh khỏi dịch bệnh một cách khoa học .

Đầu tiên về  vấn đề cách ly giữa các cơ sở chăn nuôi với môi trường bên ngoài và phân khu rõ ràng trong trại :

  • Cách ly giữa khu này khu kia, trại này với trại khác, chuồng này với chuồng khác trong mùa dịch là hết sức quan trọng, nói cụ thể là rất cần thiết và phải thực hiện ngay khi lúc mới phát dịch bệnh .
  • những các bộ thú ý, công nhân hay bất cứ người trong trại chăn nuôi phải được phân công việc rõ ràng, vị trí thì mỗi người một chỗ cố định. Khi vào trong thì phải sát trùng trước, cấm mang các vật dụng cá nhân hay những vật ở ngoài chưa khử trùng vào, điều này làm giảm tối đa lây lan mầm bệnh.

sat5

  • Nếu có người tham quan trang trại vào lúc này, bắt buộc thực hiện đầy đủ qui trình như đã nói trên, hạn chế thấp nhất việc di chuyển sát đàn gà .
  • xe cộ hay bất cứ phương tiện gì vào khu trang trại đều phải xuất trình giấy kiểm soát dịch, xong bước tiếp theo phải thực hiện sát trùng đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt.

>>Những kinh nghiệm phòng bệnh gà công nghiệm cần lưu ý <<

Vấn đề tiếp theo là vệ sinh thú y trạm ấp nở cũng rất quan trọng :

  • Trạm ấp nở có vai trò quan trọng, nhất là chỗ có mối quan hệ bên trong và bên ngoài, nó phong phú và phức tạp. Nếu không vệ sinh cách ly đúng chuẩn như đã nói thì mầm bệnh có thể nhiễm ngay đàn gà con giống. Tệ nhất là giống sẽ được bán đi khăp nơi trong tình trạng nhiễm bệnh thì không ổn chút nào, vì vậy ta nên vệ sinh cách ly thật kỹ và đúng qui cách .

sat4

  • Trạm ấp phải đặt nằm xa khu trang trại, chuồng gia súc, chợ , khu dân cư….tránh nhiễm bệnh từ những khu lân cận.
  • mối quan hệ với những người bên ngoài phải kiểm soát gắt gao, không để dich truyền nhiễm qua xe cộ, người , phương tiện vận chuyển, vật liệu và nhất là con giống nuôi.
  • Thực hiện đúng qui định qui trình ấp nở, vệ sinh ấm nở trong tiếp nhận trứng, nhớ phải xông cho trứng trước khi nhập trạm để ấp nở và ra gà con mới.

may2

  • Những cái thùng dùng đựng con giống phải bằng carton, nhớ là những tấm lót trong thì không sử dụng lần hai, không thu hồi những miếng đã dùng về trạm.
  • Dụng cụ bằng kim loại hay nhựa khi dùng xong phải sát trùng thật kỹ trước khi thu hồi về kho trạm để sử dụng tiếp tục.

sat1

  • Máy ấp , máy nở phải vệ sinh và khử trùng đúng cách sau mỗi lứa ấp, lúc đó mới được đưa vào sử dụng tiếp theo cho lứa khác.
  • phương tiện, dụng cụ dùng để vận chuyển tiếp xúc gà con phải giữ sạch sẽ và vệ sinh kỹ lưỡng trước khi dùng, nếu đã quá cũ không nên sử dụng .
  • Các trứng ấp không nở được hoặc các vỏ trứng đã nở cũng phải dọn dẹp nhanh và đưa đi khỏi trạm, tránh ruồi muỗi bằng cách phun thuốc sát trùng .
  • vận chuyển gà con bằng xe máy, xe tải, trạm ấp , công cụ phải tổng vệ sinh ngay sau mỗi lứa, đó là cách tốt nhất, có thể phòng ngừa cao nhất trong mùa dịch bệnh .

>>Nuôi gà tây công nghiệp và những kinh nghiệm quý báo <<

Vấn đề cuối cùng là xử lý rác và xác chết gà trong trạm, trang trại nuôi gà :

  • Những con gà chết hàng ngày phải tập trung một điểm xác định , tập trung tại kho để cán bộ thú y có thể khám nghiệm và tìm ra nguyên nhân bệnh làm gà chết, để từ đó rút ra cách phòng tránh bệnh.
  • Xác gà không còn sử dụng được, lông, lồng, hay các bộ phận của gà phải được thiêu hủy trong lò thiêu, hoặc hầm hố trôn tự hoại. Nhớ khi thực hiện phải đậy kín tránh khói và mùi hôi lây lan, rắc vôi bột sát trùng và phun các loại thuốc khử trùng xung quanh .

sat2

  • Thịt gà tốt được kiểm nghiệm không có dịch phải bảo quản bằng thùng kín hoặc đồ chứa kín đáo, mang ra ngoài nhanh chóng .
  • Phân gà, chất lót nền, độn chuồng đưa ra ngoài tập chung một nơi có mái che mưa. Những phân có mầm bệnh phải ủ bằng cách rắc vôi, sát trùng trước khi đem bón cây.
  • tránh để các loài vật hoặc chim thú lại gần xác chết, phân, phế phẩm của gà, để tránh mang mầm bệnh đi reo rắc khắp nơi .
]]>