Cách huấn luyện đà đá trước khi ra trường gà (Phần 1)

Chuyện tập gà là cách để nâng cao thể lực cho gà và phát huy khả năng chiến đấu mà sư kê mong muốn. Tất cả nói chung đều đòi hỏi một quá trình chăm sóc dài.

Bài viết sau đây xin chia sẻ với anh em trong giới đá gà về cách tập luyên gà chứ chưa đề cập đến quá trình chăm sóc gà. Nếu gà của bạn đã đủ điều kiện đạt mức cho phép tập luyện theo chuyên gia trong nghề thì cùng tập luyện theo cách sau đây nhé

XỔ GÀ

  1. Xổ với gà để chọn lọc

Giai đoạn này ta sử dụng những con gà sau khi đã qua vòng sơ tuyển về “nhan sắc” để đánh giá tiếp về khả năng ra đòn cũng như thế đá để đưa vào chế độ nuôi. Thông thường thì trước khi làm việc này thì ta phải nuôi sơ sơ, với cách gọi là Pre-keep trong tiếng Anh, để gà có thể phát huy đúng khả năng của mình sau khi đã hội đủ về yếu tố sức khoẻ cơ bản. Tuy có thể không áp dụng, bỏ qua giai đoạn này nhưng nếu được nuôi cả trong quá trình Pre-keep và Keep thì chắc chắn gà sẽ đạt được thể trạng tốt hơn.

Và chưa kể những con gà dữ, ăn độ xổ với nhau thì mình lại phải hạn chế tối đa chuyện xổ sâu, vì với những cú ra đòn chết người thì chuyện gà bị trọng thương là chuyện không cần phải bàn. Các anh em đừng nghĩ với đồ bịt cựa mà khi xổ gà không bị ảnh huởng, vẫn bị như thường, đồ bịt cựa chỉ hạn chế bớt chứ không thể ngăn ngừa bị thương.

cach-xo-ga

Phải nhìn nhận một con gà tốt thì sẽ tiến bộ sau mỗi lần xổ vì gà sẽ tự rút kinh nghiệm, nhưng lý giải cho việc không xổ sâu với những lý do sau: thứ nhất không có ích cho sức khoẻ gà, nguy cơ bị thương sẽ cao và đặc biệt gà khi xổ lâu sẽ có nảy sinh các tật xấu như chui, lủi, đứng so không chịu đá… với những con gà chưa xổ lần nào hay chỉ vài đợt.

Vì thế, để hạn chế những thói xấu mà gà sẽ học thì khi xổ gà không xổ gà lâu, đứng so là phải bắt ra, cho giao nạp lại (nếu muốn), hạn chế xổ ở cự ly xa cho gà mới mà phải thả gần để gà nhấc chân đá liền chứ không cần phải chạy đà để nạp (vì chưa đến lúc cần phải thả xa, trong khi tập luyện sẽ có phần thả xa). Anh em chơi gà Việt phải lưu ý điểm này vì gà Việt mình thế đá và tính nết khác rất nhiều với gà Mỹ nên chuyện thả xa, thả nhanh hay thả chậm sẽ tuỳ thuộc vào thế đá của từng con, vì hiện tại mình đang trình bày dựa trên nguyên tắc là con GÀ MỸ.

Trước khi xổ nên đánh số, phân loại trình độ đá như loại 1, 2, 3…, cho gà tức giận bằng cách cho cắn nhau, nhử và thả gần (gần như vô 3 lần gần khi đá) để gà nhấc chân đá liền khi được thả ra, nhưng chỉ nên cho đá vài chân (nếu 2 con so phải bắt ra ngay). Sau đó bắt ra, khoảng 30 giây sau cho nhấp lại như lần đâu với cự ly gần. Ghi chú lại trình độ xổ của gà vô sổ theo dõi với số đã đánh. Việc nhận biết được loại nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc ở anh em, việc này không thể diễn đạt bằng lời ra sao cho loại 1, loại 2…

2. Xổ tay:

Phần này ta buộc phải có gà phu, gà phu có nhiều hơn 1 con thì tốt, nên khác màu lại càng hay. Việc cầm gà phu để cho gà sau khi chọn đá cũng có sự khác biệt lớn giữa cách cầm của người Mỹ và người Việt mình, mình thường ôm con gà 2 bên hông, nhưng người Mỹ họ cầm 1 tay bằng phần đùi + đùi trên. Tác dụng của cách cầm này là dể dàng xoay chuyển gà phu và không bị đá gà trúng.

Cách cầm: lòng bàn tay ôm sát với phần đùi và cánh gà, 4 ngón tay được đưa thẳng vô giữa phần đùi và mình gà, nói bình dân là kẹt háng, ngón cái ôm trọn phần trên (bên ngoài). Đừng sợ gà đau hay dãn cơ đùi… vì điều đo chắc chắn sẽ không xãy ra nếu ta cầm đúng cách, vả lại đó là gà phu thì chuyện bị hư cũng không đáng nói. Nhưng với cách cầm trên thì anh em có thể cầm với bất kỳ con gà nào thay vì bợ lườn.

Cầm gà phu với xu hướng đầu dốc xuống đất, ngang ngang đầu gối, nhứ nhứ để gà cần tập bay lên đá, trong lúc gà bay lên, nên hạ gà phu xuống 1 tí để gà tập đá trúng mình, hay có thể đá trúng phần lưng (tập đá lưng), nhưng bắt buộc gà tập phải đá trúng gà phu. Sau đó đem gà phu khỏi tầm đá của gà tập ngay, đưa phần đuôi của gà phu để gà tập đá từ phía sau lên. Điều này giúp cho gà tập làm quen được với mọi góc độ đá, có thể đá bất cứ góc độ nào nếu thấy lông, và đặc biệt làm cho gà xung và dữ hơn.

Khối lượng tập đề nghị: 2 lần đá đầu và 1 lần đá đuôi.

TẬP CHÂN

  1. Cách tập chân:

Tại sao chúng ta phải tập chân gà? Một câu hỏi rất đơn giản nhưng rất nhiều người chơi gà chưa hiểu được tường tận và nguyên nhân tại sao phải chú trọng tập mà không tập phần khác như đầu, cổ…. Chân là một bộ phần quan trọng mang tầm sống còn của gà, sự sát thương đối phương được quyết định bởi cặp chân nên chuyện tập như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất là điều cần phải được quan tâm và cân nhắc.

Nhưng các anh em nên nhớ bổn bang quyết định hoàn toàn khả năng đâm của gà, tập gà chỉ hổ trợ và phát huy tối đa khả năng mà con gà có được mà thôi. Tập giỏi cho con gà bổn bang xấu cũng không được, mà tập dở cho con gà bổn bang tốt cũng không được, khả năng sát thương chỉ phát huy một cách tốt nhất với bổn bang hay cộng với tập luyện giỏi mà thôi, các anh em nên lưu ý điểm này.

Gà đá cựa căm sẽ được huấn luyện khác tí với gà cựa dao, hay gà đòn. Gà đòn thiên về sức mạnh, gân lực nhiều… gà dao thiên về sự nhanh nhẹn trong ra đòn, gà cựa căm thì phải dung hoà giữa 2 điều đó. Và ngoài ra anh em nên đế ý việc này: sự nhanh nhẹn sẽ tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ bắp.

Tập luyên gà đá giúp tăng khả năng sát thương cho gà
Tập luyên gà đá giúp tăng khả năng sát thương cho gà

Lấy ví dụ: một vận động viên quyền anh hạng nặng sẽ có khối lượng cơ bắp khắc hẳn với hạng ruồi, một vận động viên chạy đường dài sẽ khối lượng cơ khắc hẳn với vận động viên chạy nước rút. Qua đó, chúng ta phải áp dụng thích hợp bài tập để con gà đá cựa sắt không bị biến thành con gà đá đòn hay con gà đá dao.

Điều cơ bản trong tập luyện chân thì biết được mình tập thế nào để đưa khối lượng cơ cũng như khối lượng tập luyện thích hợp để phát huy đối đa khả năng sát thương của gà. Như bài viết trước đã đề cập về dụng cụ tập trong phần trước thì đồ tập chân là một miếng ván dài được bao bọc bằng vật liệu mềm và có độ bám như thảm để gà có thể dể dàng leo và hạn chế chấn thương chân.

Miếng ván được đặt nghiêng một góc khoảng 45-50o so với mặt đất, phần trên cùng được kê hay đóng với 1 miếng ván đủ rộng (song song với mắt đất) để gà có thể đứng trên đó sau khi hoàn thành 1 thao tác tập. Và ngoài ra có thể nhốt 1 con gà mái trên đó để kích thích thêm cho gà trống càng tốt. Với vị trí ván nghiêng 1 góc như thế thì khi đặt gà trống ở giữa miếng ván thì gà sẽ có xu hướng chạy lên trên, khoảng cách thả được tăng dần hay giảm dần sẽ tuỳ thuộc vào mỗi con gà mà mình tập. Trong lúc thả gà mình có thể nắm phần đuôi gà ghị lại với mức độ vừa phải sao cho gà phải bườn để chạy lên trên. Tác dụng của kiểu tập này sẽ tốt hơn hằn việc chạy bội và tất nhiên thời gian tập sẽ được rút ngắn mà hiệu quả đạt ở mức tối đa, vì chạy bội gà chỉ hoạt động trên bề mặt phẳng không thể tốt bắng gà hoạt động trên mắt dốc, ngoài ra khi chạy bội nếu gà làm biếng thì hiệu quả đạt được rất ít nếu so với kiểu tập này. Khối lượng tập đề nghị  không nên tập quá 10 lần.

2. Massage chân:

Tại sao mình phải massage cho gà sau mỗi lần tập?

– Cũng như những vận động viên, sau những bài tập nặng thì cơ bắp sẽ săn chắc, căng cứng, mệt mỏi… thì việc massage sẽ giải quyết phần những vấn đề đó, tuy không triệt để nhưng massage giúp hồi phục nhanh chóng.

Khi ta tập luyện với cường độ lớn hay bất thường thì chứng nhức mình hay còn gọi là nhức cơ sẽ hình thành: nguyên nhân là lượng acid latic được tiết ra trong quá trình tập luyện do sự đốt cháy năng lượng mà anh em mình đã đề cập ở phần trên là Glycogen, thì việc massage sẽ giải quyết 1 phần việc này. Và nói rộng hơn tí nữa thì gan sẽ làm nhiệm vụ lọc và thải những chất có hại cho cơ thể gà nhưng nếu được massage sau khi tập luyện thì quá trình lọc thải sẽ nhanh hơn và gà sẽ về trạng thái bình thường nhanh hơn. Và vài sư kê cũng cũng truyền đạt lại rằng B12 và B15 sẽ kích thích quá trình lọc thải này được diễn ra nhanh hơn. Massage còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh thực vật, kích thích các phản ứng hoá học có lợi, giúp máu lưu thông tốt hơn…

– Dụng cụ cần thiết cho phần massage này là bao tay, các anh em có thể sự dụng bao tay mà các chị em che nắng khi ra trường, với vật liệu đó sẽ thích hợp cho việc massge cho gà, nhắm tránh tình trạng gà bị hư lông. Đừng để hình ảnh gà sau khi tập như con chuột mắc mưa thì không ổn.

Sau khi gà tập xong, để gà trên bàn tập cho thao tác được diễn ra dể dàng. Chân gà có 3 phần: đùi trên, đùi và cán, masage được tập trung ở phần đùi trên, đùi và các khớp xương. Dùng ngón tay cái, tay trỏ massage các khớp xương, dùng 3 ngón (trỏ, giữa và áp út) massage phần đùi trên, vuốt, bóp từ phần đùi trên xuống phần đùi với 1 lực bóp vừa phải. Massage độ khoảng 10 lần, hơn thì càng tốt. Và nên massage thêm phần lưng, cơ ngực thì càng tốt. Massage cơ ngực được thực hiện với 1 lực nhấn nhất định dọc theo 2 bó cơ ngực, động tác được thực hiện từ trước ra sau.

3. Kéo cơ chân

Vuốt từ phần đùi xuống tới phần cán của gà với 1 lực vừa đủ, nắm cán gà kèo xuống nhẹ nhàng vừa phải để cơ chân được dãn ở mức cho phép, đừng kéo quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến các đầu cơ nối với khớp thì tiêu. Tác dụng làm cho cơ chân được dãn, lõng, mau phục hồi lại trạng thái bình thường, góp phần cho sự đau cơ do tập luyện giảm đi.

Ngoài ra nên thoa một ít dầu ăn (dầu Olive) vô cán gà để tránh tình trạng bị khô. Phần này thì hoàn toàn khác biệt với kiểu nhận định của người Việt mình. Người Việt mình thích cán gà phải khô như gà chết mới hay, nhưng cách nuôi của người Mỹ thì ngược lại, họ không để cho chân gà bị khô vì điều đó ảnh hưởng đến độ ẩm của gà.

(còn tiếp….)

chơi đá gà