Tiếng lóng cho cho sư kê trong nghề

Môi trường nào cũng vậy cũng sẽ có những ngôn ngữ, tiếng lóng cho dân nhà nghê mà có thể bạn chưa khám phá hết được các ngôn từ đó.

Nếu bạn là một người đam mê các chú gà thì việc nắm vững kiến thức tiếng lóng dưới đây sẽ khiến bạn càng thêm thú vị hơn khi làm việc trong nghề. Các tiếng lóng dưới đây thường đa số các vùng miền tại Việt Nam sử dụng nhiều nhất.

CÓNG ĐỘ: Gà nuôi lâu ngày không có dịp để xổ, đá nên khi ra trường trông điệu bộ lóng ngóng, đòn thế không ra gì. Gà này cần được nuôi lại đúng phương pháp mới dùng được.

ÁP THỔ : Thế đá đẹp và tấn công quyết liệt của con gà

GÀ CỰA : Giống gà nòi có cựa dài tối đa đến bốn năm phân. Mình gà nhiều lông như gà tàu, chân nhỏ, nặng tối đa 4 ký. Tài nghề của gà cựa lợi hại ở bộ cựa, có thể đâm chết tươi địch thủ, nếu trúng chỗ hiểm.

LÀM NƯỚC: Lấy nước vũ vào người con gà cho nó tỉnh sau hiệp đấu và làm những cách giúp gà hồi sức để chuẩn bị cho trận đấu tiếp theo. Hễ gà bị thương ở đâu thì họ có cách “xử lý” đến đó : như rách da, tét mồng, rớt mỏ thì dùng kim chỉ may vá lại. Sau đó phun rượu tắm sơ rồi vỗ hen; cho ăn chút cơm … Dụng cụ cho một chuyên viên làm nước bao gồm kim chỉ, củ nghệ già, xị rượu đế, ít lá trầu, ít lá ngải cứu, dao, kéo và một gói cơm nguội.

MỘT NHANG: Xong hiệp 1

À CÁ SẤU : Gà gáy không ra hơi, tiếng nhỏ như bị nghẹt ngay họng.

CẢN GÀ : Chọn giống tốt cho “phủ” mái dòng để cho bầy con tốt. Từ “cản” ở đây có nghĩa là phủ mái, đạp mái để có bầy con tốt mà nuôi.

CHẠNG GÀ: Gà nòi có 4 chạng : ngoại chạng, chạng nhất, chạng nhì, chạng ba. Chạng ngoại hạng nặng trên 5 ký. Chạng nhất trên 4 ký. Chạng nhì nặng trên 3 ký. Chạng 3 nặng từ 3 ký trở xuống. Như vậy chạng có nghĩa là vóc dáng của con gà to nhỏ ra sao, căn cứ vào đó mà sắp hạng. Ngày nay đa số dân chơi gà thích nuôi gà chạng ba, vì dễ tìm gà đồng chạng mà cáp độ.

CHỒNG CỰA: Dùng vỏ cựa thật của con gà đã chết (lựa cựa dài và tốt), hoặc cựa giả bằng thép, chồng lên cựa gà sống cho cặp cựa dài thêm để đâm “cho ngọt”. Cách đá này mau ăn thua, nhưng phản nghệ thuật, lại ác đức không nên dùng. Nghệ nhân chân chính không nên dùng cách này.

CÁP ĐỘ : Chọn hai con gà cân xứng về sức vóc (to nhỏ, cao thấp, đã ăn độ hay chưa ăn độ …) và cựa dài ngắn ra sao để bắt cặp đá với nhau.

CẦN : Cần cổ gà lợi hại như một cánh tay. Cần càng to, chắc, mạnh gà càng chịu đòn giỏi khi xáp trận.

GÀ CÚP : Gà đuôi còi cọc, cụt ngủn do bẩm sinh như vậy. Thường thì có tật có tài, nhưng cũng nên xổ thử nhiều lần xem sao. Thông thường gà cụt đuôi khi đá ưa té ngược ra sau, vì thế không đứng vững.

MAU CỰA: Gà con tơ mà cựa đã lú dài.

DẦM CẲNG : Ngâm cẳng gà vào nước thuốc để cẳng được săn chắc, gân guốc. Thuốc này có thể mua tại các hiệu thuốc bắc, hay xin toa các ổng thầy dạy võ thiếu Lâm.

VÔ DĨA : Còn gọi là vô vĩa. Đẫy là một thế đá. Gà chui vào cánh của địch thủ vừa để né đòn, vừa để nghỉ sức. Khi thuận tiện thì ngóc đầu lên khỏi nách cánh để cắn vào cần địch thủ làm điểm tựa, rồi tung chân lên đá vào ức, vào bầu diều. Thế đá này rất độc có khi làm gãy cánh địch thủ. Thế này có hai cách là vĩa tối và vĩa sáng. 

chơi đá gà