phong benh ga – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com Dagatructiep S128 - Da ga. truc tiep sv388 Tue, 14 Apr 2020 09:54:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 https://choidaga.com/wp-content/uploads/2021/08/cropped-choidaga-32x32.jpg phong benh ga – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com 32 32 Chăm sóc gà và chữa các bệnh thường gặp cho mô hình công nghiệp https://choidaga.com/cham-soc-ga-va-chua-cac-benh-thuong-gap-cho-mo-hinh-cong-nghiep/ Thu, 06 Oct 2016 08:56:44 +0000 http://choidaga.com/?p=819 Chăm sóc gà là rất quan trọng, khâu phòng và chữa bệnh còn quan trọng hơn. Những bài trước mình có nêu những cách tránh dịch, phòng bệnh cho gà công nghiệp. Hôm nay trên choidaga.com mình xin trình bày cụ thể về cách chữa trị các bệnh thường gặp trên gà công nghiệp hoặc nuôi gà qui mô lớn. Thực hiện theo những cách mình sắp nói dưới đây sẽ giữ cho đàn gà an toàn và chống chọi được các bệnh, an tâm chăn nuôi hơn .

Trước tiên chúng ta bàn về căn bệnh bạch lý – thương hàn trên gà :

Bệnh bạch lý hay còn gọi là pullorosis 

  • Hai bệnh này là hai bệnh riêng lẻ và có hai nguyên nhân gây ra, đó chính là 2 loại virut salmonella polorum và  salmonella gallinarum gây ra, tuy nói 2 loại virut nhưng chúng có đặc điểm giống nhau và tính gây hại cũng tương đồng , vì vậy biện pháp phòng tránh và chữa trị thường áp dụng chung 1 cách .
  • 2 căn bệnh này lây lan rất khủng khiếp, nhanh chóng mặt, cần ngăn chặn theo biện pháp mà bộ y tế đã công bố, chúng lây qua đường sinh sản cho thế hệ sau bằng cách qua trứng bị nhiễm khuẩn từ mẹ, lây qua các con khác bằng cách tiếp xúc trong đàn.

b15

  • Gà con thường có biểu hiện nhiễm bệnh sau khi nở hoặc đã nở được 3- 10 ngày, chuyển qua thể cấp tính rất nhanh trong vài ngày đến vài tuần và có biểu hiện như là : ủ rủ, con mắt cứ lim dim, phát ra tiếng kêu liên hồi, thường khi bệnh thì chúng không ăn, trong tình trạng lạnh cống nên thường bu lại quanh đèn để sưởi ấm .
  • Nếu lây lan qua bằng đường hô hấp thì gà sẽ thấy khó thở và đi ngoài phân có dạng lỏng, hôi thối và có màu vàng lục,  về sau sẽ chuyển thành màu xám trắng , khi trở nên nặng hơn thì phân trắng như vôi .

b16

>>Các thế đá gà và cách chăm sóc gà cựa sắt <<

  • Đi tiêu nhiều khiến phân tụ quanh đít gà, tụ thành lớp dày bịt kín và khiến gà không còn đi tiêu được nữa
  • Khi mắc bệnh bạch lý thì tỉ lệ gà chết được thống kê là khá cao, khoảng 95% trên tổng số gà bị mắc bệnh, do đó bệnh làm thiệt hại rất nặng về số lượng và chất lượng của đàn gà.
  • Còn ở gà lớn thì bệnh bạch lý ít biểu hiện, thường có 1 số biểu hiện khi chuyển sang thể cấp tính như là : đi tiêu chảy lỏng, suy nhược, màu nhợt nhạt , xù lông và ăn kém, đẻ thưa rồi cuối cùng sao 1 thời gian sẽ ngưng đẻ.

b12

  • một số gà bệnh làm trứng rơi trong xoang bụng và tích nước, làm cho bụng gà phình to, chạm đất và sau đó vài tuần hoặc vài tháng sẽ chết.

*Bệnh tích ở gà con khi bệnh bạch lỵ : gan xưng to như nấu chín, có nhiều chấm hoại tử màu trắng xám, có khi xuất huyết , mật căng lên, còn lá lách thì xưng lên, tim cũng có những nốt hoại tử như gan và lách . Tim gà bị biến dạng méo mó, bị co thắt ở tâm thất, còn phổi , ruột già, manh tràng, bao tử cũng dần hoại tử giống như các bộ phận trên . cuối cùng dẫn đến tử vong.

b14

*Tiếp theo là bệnh tích ở gà lớn : Buồng trứng bị biến dạng,  chuyển thành màu xanh vàng, méo mó, màng bọc trứng dày lên dần , nổi lên những mạch máu to khác thường. Những trứng non bị biến thành màu khác, không còn màu vàng như trứng bình thường nữa .

>>Phòng bệnh khu chăn nuôi gà và vệ sinh đúng cách <<

Và tiếp theo là triệu chứng bệnh  thương hàn(typhus avium) :

  • Nếu gà lớn bị bệnh sẽ biểu hiện rõ rệt hơn, khi chuyển thể cấp tính thì nhanh chết và chết nhiều hơn dạng bình thường, tỷ lệ khi thống kê là khoảng 20-75% trên tổng số gà mắc bệnh .
  • gà mắc bệnh thường nằm phủ mặt đất và thở hì hục, rấ khát nước, còn thể mạn tính thì gà chỉ đi tiêu chảy, yếu ớt, kiệt sức dần.

b11

  • Có trường hợp gà bị bể trứng trong xoang bụng và chết đột ngột, bệnh này khá nguy hiểm cũng không thua gì bệnh bạch lỵ.
  • Bệnh tích của thương hàn cũng giống như bạch lỵ : cũng làm gà tiêu chảy, lách , gan , tim  xưng và hoại tử …. gà cũng yếu dần và dễ chết.

Cách phòng bệnh cho gà đối với 2 căn bệnh này :

  • chúng ta lấy máu gà thử nghiệm bằng phương pháp phản ứng ngưng  kết với kháng nguyên, từ đó phát hiện sớm thì sẽ dễ điều trị ngăn chặn hoặc thải loại những gà bệnh ra khỏi khu chăn nuôi.
  • Thường tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh , vì khi bệnh rồi rất khó điều trị và thiệt hại lan ra cho cả đàn.
  • Các loại gà nuôi lấy thịt hoặc nuôi hậu thì ta nên dùng kháng sinh hòa vào nước cho uống trong thời gian mới nở hoặc những ngày tuổi đầu tiên.

b17

  • kháng sinh và thuốc sulfamid điều trị bệnh dứt trên lâm sàng không diệt được gốc vi khuẩn, cho nên phải dùng triệt để cho gà ốm có phản ứng dương tính có thể chưa có triệu chứng .

Tổng kết lại là các bạn phải tiêm vắc xin thường xuyên để tránh khả năng gà bị mắc bệnh cao nhất, vì bệnh có cách chữa nhưng rất khó khăn và không triệt để, chính vì vậy người ta mới nói là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”

]]>
Phòng bệnh cho gà và cách ly, vệ sinh đúng cách chuồng trại https://choidaga.com/cham-soc-ga-benh-va-cach-ly-ve-sinh-dung-cach-chuong-trai/ Wed, 05 Oct 2016 08:14:25 +0000 http://choidaga.com/?p=807 Phòng bệnh cho gà và cách ly là vấn đề khá quan trọng trong mô hình chăn nuôi số lượng lớn. Điều đó, quyết định năng suất và thiệt hại hàng đầu. Những bài trước, mình đã trình bày về chuẩn bị chuồng trại, tiêm vắc xin đúng chuẩn của bộ y tế. Tiếp tục về vấn đề phòng và vệ sinh khu chăn nuôi, hôm nay trên choidaga.com mình sẽ nói khái quát về những kinh nghiệm hay nhất giúp trang trại tránh khỏi dịch bệnh một cách khoa học .

Đầu tiên về  vấn đề cách ly giữa các cơ sở chăn nuôi với môi trường bên ngoài và phân khu rõ ràng trong trại :

  • Cách ly giữa khu này khu kia, trại này với trại khác, chuồng này với chuồng khác trong mùa dịch là hết sức quan trọng, nói cụ thể là rất cần thiết và phải thực hiện ngay khi lúc mới phát dịch bệnh .
  • những các bộ thú ý, công nhân hay bất cứ người trong trại chăn nuôi phải được phân công việc rõ ràng, vị trí thì mỗi người một chỗ cố định. Khi vào trong thì phải sát trùng trước, cấm mang các vật dụng cá nhân hay những vật ở ngoài chưa khử trùng vào, điều này làm giảm tối đa lây lan mầm bệnh.

sat5

  • Nếu có người tham quan trang trại vào lúc này, bắt buộc thực hiện đầy đủ qui trình như đã nói trên, hạn chế thấp nhất việc di chuyển sát đàn gà .
  • xe cộ hay bất cứ phương tiện gì vào khu trang trại đều phải xuất trình giấy kiểm soát dịch, xong bước tiếp theo phải thực hiện sát trùng đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt.

>>Những kinh nghiệm phòng bệnh gà công nghiệm cần lưu ý <<

Vấn đề tiếp theo là vệ sinh thú y trạm ấp nở cũng rất quan trọng :

  • Trạm ấp nở có vai trò quan trọng, nhất là chỗ có mối quan hệ bên trong và bên ngoài, nó phong phú và phức tạp. Nếu không vệ sinh cách ly đúng chuẩn như đã nói thì mầm bệnh có thể nhiễm ngay đàn gà con giống. Tệ nhất là giống sẽ được bán đi khăp nơi trong tình trạng nhiễm bệnh thì không ổn chút nào, vì vậy ta nên vệ sinh cách ly thật kỹ và đúng qui cách .

sat4

  • Trạm ấp phải đặt nằm xa khu trang trại, chuồng gia súc, chợ , khu dân cư….tránh nhiễm bệnh từ những khu lân cận.
  • mối quan hệ với những người bên ngoài phải kiểm soát gắt gao, không để dich truyền nhiễm qua xe cộ, người , phương tiện vận chuyển, vật liệu và nhất là con giống nuôi.
  • Thực hiện đúng qui định qui trình ấp nở, vệ sinh ấm nở trong tiếp nhận trứng, nhớ phải xông cho trứng trước khi nhập trạm để ấp nở và ra gà con mới.

may2

  • Những cái thùng dùng đựng con giống phải bằng carton, nhớ là những tấm lót trong thì không sử dụng lần hai, không thu hồi những miếng đã dùng về trạm.
  • Dụng cụ bằng kim loại hay nhựa khi dùng xong phải sát trùng thật kỹ trước khi thu hồi về kho trạm để sử dụng tiếp tục.

sat1

  • Máy ấp , máy nở phải vệ sinh và khử trùng đúng cách sau mỗi lứa ấp, lúc đó mới được đưa vào sử dụng tiếp theo cho lứa khác.
  • phương tiện, dụng cụ dùng để vận chuyển tiếp xúc gà con phải giữ sạch sẽ và vệ sinh kỹ lưỡng trước khi dùng, nếu đã quá cũ không nên sử dụng .
  • Các trứng ấp không nở được hoặc các vỏ trứng đã nở cũng phải dọn dẹp nhanh và đưa đi khỏi trạm, tránh ruồi muỗi bằng cách phun thuốc sát trùng .
  • vận chuyển gà con bằng xe máy, xe tải, trạm ấp , công cụ phải tổng vệ sinh ngay sau mỗi lứa, đó là cách tốt nhất, có thể phòng ngừa cao nhất trong mùa dịch bệnh .

>>Nuôi gà tây công nghiệp và những kinh nghiệm quý báo <<

Vấn đề cuối cùng là xử lý rác và xác chết gà trong trạm, trang trại nuôi gà :

  • Những con gà chết hàng ngày phải tập trung một điểm xác định , tập trung tại kho để cán bộ thú y có thể khám nghiệm và tìm ra nguyên nhân bệnh làm gà chết, để từ đó rút ra cách phòng tránh bệnh.
  • Xác gà không còn sử dụng được, lông, lồng, hay các bộ phận của gà phải được thiêu hủy trong lò thiêu, hoặc hầm hố trôn tự hoại. Nhớ khi thực hiện phải đậy kín tránh khói và mùi hôi lây lan, rắc vôi bột sát trùng và phun các loại thuốc khử trùng xung quanh .

sat2

  • Thịt gà tốt được kiểm nghiệm không có dịch phải bảo quản bằng thùng kín hoặc đồ chứa kín đáo, mang ra ngoài nhanh chóng .
  • Phân gà, chất lót nền, độn chuồng đưa ra ngoài tập chung một nơi có mái che mưa. Những phân có mầm bệnh phải ủ bằng cách rắc vôi, sát trùng trước khi đem bón cây.
  • tránh để các loài vật hoặc chim thú lại gần xác chết, phân, phế phẩm của gà, để tránh mang mầm bệnh đi reo rắc khắp nơi .
]]>
PHÒNG BỆNH CHO GÀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM QUÝ BÁO https://choidaga.com/phong-benh-cho-ga-cong-nghiep-va-nhung-kinh-nghiem-quy-bao/ Tue, 04 Oct 2016 09:13:15 +0000 http://choidaga.com/?p=789 Phòng bệnh cho gà công nghiệp là vấn đề quan trọng, như ở bài trước mình đã trình bày cách chọn lựa giống gà tốt để có hiệu quả chăn nuôi, cách cho ăn uống. Hôm nay,  mình xin nói tiếp vấn đề này về vệ sinh môi trường và những thứ liên quan trong lúc chăn nuôi. Những điều này rất quan trọng, nhất là cách vệ sinh trong khu vực môi trường sống của vật nuôi. Tiếp tục hướng dẫn những kinh nghiệm nuôi gà tiếp theo đáng lưu ý.

Vấn đề mình nêu đầu tiên là vệ sinh  môi trường sống trong khu vực chăn nuôi :

Xây dựng chuồng trại thì điều lưu ý, quan trọng cần phải thực hiện đúng đó là thoáng :

  • Cách xây dựng chuồng phải cho thoáng khí hè, tạo ra không khí mát mẻ. Mùa đông đến thì phải tránh gió và cực ấm để tránh dịch bệnh . Đúng là để thực hiện tiêu chuẩn này rất cần sự kỹ lưỡng và tận tâm, sau đó ta sẽ cho hiệu quả tốt .
  • Chuồng trại xây dựng cao ráo, tránh xa khu tập trung đông đúc, gần hệ sinh thái tự nhiên càng tốt nhé các bạn, vì đó là điều kiện để gà phát triển và cho năng suất cực tốt.

ve

  • Ta phải lên lịch cố định vệ sinh chuồng trại, hàng tuần , hàng tháng… sau mỗi lần thu hoạch dù thời gian ngắn hay dài cũng đều tổng vệ sinh lại, nhằm mục đích tránh các mầm bệnh trước để lại , sát trùng xung quanh kỹ lưỡng trước khi thả giống nuôi đợt tiếp theo.
  • Chúng ta nên nuôi gà cùng lứa để khi thu hoạch thì làm một lần cho tiện, gọn gàng , đỡ tốn công sức.

tiem

>>kinh nghiệm nuôi gà tổng hợp chuẩn hóa <<

Tiếp theo ta nói đến vấn đề vệ sinh sát trùng các thiết bị liên quan chăn nuôi :

  • Điều quan trọng là phải sắm sửa đầy đủ dụng cụ thiết bị chăn nuôi phù hợp cho mọi lứa gà
  • Lúc gà nhỏ 2-3 tuần thì cần có chụp sưởi ấm và bếp sưởi để gà con không bị bệnh về đường hô hấp .
  • có thiết bị hoặc phương tiện dùng để làm mát và chống nóng hữu hiệu cho cả gà con và gà lớn .
  • các thứ như máng ăn , máng uống ổ đẻ phải mua sắm đúng kích thước đồng loạt để tiện cho việc sát trùng vệ sinh dễ dàng … không làm tốn thời gian để còn làm nhiều việc khác.
  • còn về chất liệu lót nền , lót ổ đẻ … phải thật sạch sẽ, khô ráo , tránh mầm bệnh và các chất độc hại làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho gà.
  • ta nên sử dụng các loại thuốc sát trùng đúng chuẩn như sau để vệ sinh thiết bị : cretyl, formol soude, sulfat đồng, đó là những chất phổ biến và đã được đánh giá là khá hữu hiệu. Nếu muốn dùng những chất khác phải tham khảo ý kiến cán bộ thú y rồi mới đưa vào thử nghiệm nhé.

gac4

Vắc xin và các loại thuốc kháng sinh, hóa dược phổ biến được bộ y tế khuyên dùng :

  • Trong chăn nuôi gà thì việc phòng bệnh là vấn đề quan trọng nhất. Việc tiêm chủng và uống thuốc phòng bệnh là được đưa lên hàng đầu, chứ chờ khi phát bệnh thì chữa trị thì chẳng được gì còn tốn kém và giảm hiệu quả năng suất .
  • Dùng vắc xin tiêm chủng sớm nhất có thể, mục đích quan trọng là giúp cơ thể gà được tạo ra kháng thể miễn dịch chống chọi lại bệnh khi bị nhiễm, nhất là các bệnh chưa có thuốc trị .
  • Vắc xin dùng phải phù hợp từng lứa tuổi gà, từng khu vực , từng thời điểm hợp lý… vì thế ta nên lên lịch thật đúng đắn căn cứ vào quá trình mùa bệnh hay tái diễn .

va

>>Phương pháp nuôi gà tây qui mô lớn <<

  • Có Nhiều loại vắc xin sản xuất trong nước có hiệu quả cực kỳ tốt, chúng ngăn chặn được những dich bệnh phổ biến tại Việt Nam. Tùy vào cách nuôi của từng vùng, tình hình về dịch tể từng vùng mà ta lựa chọn tiêm phòng cho chuẩn xác.
  • tổ chức lấy máu xét nghiệm đại trà các trang trại đang dịch bệnh, phân tích và đưa ra phương thuốc hữu hiệu nhất… từ đó rút ra kinh nghiệm cho từng loại dịch bệnh để có thể chủ động tiêm phòng .

t3

Đó là phương pháp phòng bệnh và sát trùng môi trường sống cho mô hình nuôi gà qui mô lớn … những phương pháp này được áp dụng và rất thành công, được nhiều người thực hiện đạt hiệu quả, năng suất tốt khi nuôi gà.

]]>
Bệnh phổ biến của gà thả vườn và cách phòng tránh (phần 1) https://choidaga.com/benh-pho-bien-cua-ga-tha-vuon-va-cach-phong-tranh/ Mon, 05 Sep 2016 10:26:38 +0000 http://choidaga.com/?p=508 Sau đây là tổng hợp những căn bệnh thường gặp và dễ làm thiệt hại gia cầm nhất cho gà thả vườn. Dưới đây là một số bệnh phổ biến mà ai chăn nuôi gà thả vườn cũng gặp phải . Khi gà mắc các bệnh dưới đây thì rất khó khăn điều trị , cho nên ta phải biết một số cách phòng tránh và làm cho dịch bệnh giảm dần, hạn chế những mùa sau không còn bị nữa.

1. Bệnh ngộ độc do mặn, hoá chất, nhấm mốc aflatoxin:

     Ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.

a)Gà hay ăn thức ăn có thể tăng bệnh:

ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất huyết.

b)Phòng ngộ độc dươi đây là hay lắm đươc tối ưu :

bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v… là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v…

>>Gà Đông tảo và những bệnh thường gặp khi thả vườn<<

2. Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà:

Mổ cắn có các dạng và các biểu hiện khác nhau, nếu chú ý thì sẽ phát hiện dễ dàng :

a) Mổ cắn hậu môn (ven picking): là truong

Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác

mổ cắn vào làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết.

b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling):

ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập trung tạo hình màu nâu sẫm.

c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) :

Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ chân mình hoặc chân con khác.

d) mổ cắn trên đầu (Head picking):

Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh.

e)Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn và những cách khắc phục chúng :

 ăn thức ăn viên;  Lượng ngô quá nhiều trong thức ăn;  Thiếu máng ăn, máng uống;  Gà nhịn đói lâu;  Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng; Nhốt chật quá;  Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu khoáng;  Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng: mạt, rận… Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà tiếp tục thói quen đó không cần có sự kích thích nào khác.

Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp:  Thức ăn chất lượng tốt;  Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ;  Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả;  Đủ máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá, gây kích thích cho gà;  Nuôi đàn đông cần cắt mỏ.

Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.

3. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis avium): là một bệnh hay gặp nhưng cũng không kem phần nguy hiểm.

Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển. Đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này.

*Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào niêm mạc ruột. Loại ký sinh trùng này thường sống và phát triển trong tế bào ruột gây phá huỷ tế bào ấy. Hậu quả là gây viêm ruột từ trạng thái nhẹ kiểu viêm ca ta, hay còn gọi là viêm xuất dịch tới viêm xuất huyết làm niêm mạc, hạ niêm mạc và cả những lớp cơ ruột bị thương. ở các thể bệnh, phân gà thường lẫn máu.

Có đến 9 loài cầu trùng, ở đây chỉ đề cập đến một số loài quan trọng, hay gặp phải:

a) Cầu trùng ở manh tràng gà:

do Eimeria tenella trên niêm mạc manh tràng gây viêm xuất huyết cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi. Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc ‘hơn. Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám. Có các đám mũ, bã đậu kèm máu.

b) Cầu trùng ruột non cấp tính :

do Eimeria necatrix là loài gây bệnh nhiều nhất trong các loài ký sinh trùng ở ruột non, gây ra cấp tính nặng, thường xảy ra ở gà 6-8 tuần tuổi. Bị bệnh cầu trùng ruột non, gà bỏ ăn, xù lông, ỉa chảy ra nhiều nước lẫn lượng lớn dịch muội và dịch hoại tử, có lẫn máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra.

c) Cầu trùng mãn tính:

do các loại cầu trùng ký sinh ở gà như Eimeria maxima, Eimeria mivati,… quan trọng nhất là Eimeria acervulina, có thể do 2 loài Eimeria tenella (cầu trùng manh tràng) và Eimeria necatrix (cầu trùng ruột nong Gà ốm ăn ít, chậm lớn, bệnh xuất hiện từ từ, ỉa lỏng nhiều, gà gầy, đẻ giảm, chất lượng trứng kém, niêm mạc ruột viêm, có những vệt xuất huyết.

d)Biện pháp phòng trị:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi gà để’chuồng trống một thời gian. Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài chuồng, phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ.

Nền chuồng phải sát trùng kỹ bằng dung dịch xút 2% đun nóng (nếu có điều kiện) hoặc đốt chém lửa kỹ. Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa. Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá. Chú ý diệt chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.

Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc Furazolidon, Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40 g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút’cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.

>>Hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị môi chuồng và những kinh nghiệm quý báo khi nuôi gà thả vườn<<

4. Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle)

Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh do siêu vi trùng (virus) Paramixovirus gây ra (virus chỉ có 1 serotype), tồn tại trong chuồng 13-30 ngày. . .

Gà khoẻ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp thở không khí), đường tiêu hoá (ăn thức ăn, nước uống nhiễm virus), còn lây qua dụng cụ, người chăn nuôi, gia súc, gia cầm khác bị nhiễm virus.

*Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Gà bệnh thường biểu hiện ở 3 thể hoặc 1-2 trong 3 thể triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, thần kinh: ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó. Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi “cút cò”, cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticolis), thân lệch sang bên, cuối đợt dịch những gà sống sót vẫn còn di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh. Tất cả các loại gà đều có thể nhiễm bệnh. Trường hợp nặng bệnh làm chết đến 100% gà.

*Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi. Dạ dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. ở niêm mạc ruột, van hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng… ở gà đẻ bị bệnh, trứng non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc – gà có thể không sống được.

a) Phòng bệnh:

Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có phòng trong đó vệ sinh thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà, trại gà;  Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà vàtrại;  Tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ (xem bảng).

Bảng 23 : Lịch dùng vacxin Newcastle cho gà Ri và một số gà có tầm vóc ngang bằng gà Ri

7-10 ngày Nhỏ lasota lần 1
21-25 ngày Nhỏ lasota lần 2
40-60 ngày Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 2
133 ngày Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 3
308 ngày Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 4

Sau đó có điều kiện thì cứ 3 tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần, nếu độ miễn dịch thấp thì tiêm phòng bổ sung tiếp Newcastle hệ I.

b) Biện pháp xử lý khi có dịch :

Khi có dịch Newcastle xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:

– Bao vây ổ dịch không cho lây lan: Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng riêng. Nghiêm cấm sự tiếp xúc của người, súc vật từ nơi khác đến, tức là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

– Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh. Xử lý gà loại, gà chết theo chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ thú y. Lông, lòng, vật phẩm và gà ốm phải chôn sâu, rắc vôi bột phủ từng lớp.

– Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin Newcastle hệ I. Sau 1 tuần tiêm vacxin mà gà không chết là đã có thể yên tâm.

– Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.

– Để đề phòng bệnh khác thứ phát xâm nhập, cần cho liều kháng sinh nhẹ và bổ sung vitamin (ăn thêm rau xanh non) trong 7- 1 0 ngày .

– Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì có thể cho gà uống nước vôi trong.

Chăn nuôi gà thả ở gia đình khi thấy có gà lù rù là phải nhốt cách ly ngay và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

5. Bệnh đậu gà bánh trái gà (Fowl pox): bệnh lây nhiễm khá nhanh và cần chú ý nhiều.

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho gia cầm ở mọi lứa tuổi, có triệu chứng đặc trưng là những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay có những mụn màng giả ở niêm mạc họng; mắt. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses có khả năng sống thời gian dài trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét.

*Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất. Virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Các chất thải của gà bệnh khi gà khoẻ tiếp xúc có vết xước ở da, gà bệnh mổ vào vùng quanh mắt. Virus bị diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 200 C và hợp chất iod 1/400 làm mất hoạt tính của virus, phenol 5% chỉ 30 phút làm mất hoạt tính của virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh từ4-10 ngày, thể hiện ở dạng khô và dạng ưót.

a) Đấu gà dạng khô (đậu ở da):

Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân… Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có chút ít kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng rất ít.

b) Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria):

Bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lóp màng giả dính chặt vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn.

Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. ở dạng này gà không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ cao. Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp.

Biện pháp phòng và chữa:

– Chủng vacxin đậu cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày tuổi, 112 ngày tuổi;  Vệ sinh chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát;  Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Diệt ruồi muỗi theo định kỳ.

c) Chữa bệnh đậu:

cho gà ở dạng khô, còn ở dạng ướt nhiều, chữa khó khăn. Khi chớm bệnh, thì chủng ngay vacxin đậu cho gà khoẻ. Gà bệnh thì phải bắt chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy mụn rồi hàng ngày bôi cồn iod, glycerin, nitrat bạc…  ở dạng ướt thì dùng bông lau sạch màng giả rồi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ, lugol hoặc glycerin. Nên cho uống kháng sinh liều nhẹ đề phòng bệnh thứ phát xâm nhập như Choloramphenicol, Tetrcayclin và vitamin A 5000 đơn vị cho looml nước.

ở gia đình có thể dùng dầu hoả bôi vào các mụn ở da sau khi đã cậy vảy. Các vảy mụn, chất rơi vào là phải đốt, tránh lây lan .

>>Những điều hay từ kinh nghiệm nuôi gà rừng để đá <<

6.

Bệnh tụ huyết trùng

(Pasteurellosis) : bệnh nghiêm trọng nhất và lây lan mạnh 

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . . khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.

Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Gà bị bệnh ở 3 mức độ (3 thể) :

a)Thể quá cấp tính (ác tính) :

gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quắc” . . .

b) Thể cấp tính:

Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.

c)Thể mãn tính:

Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng… Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.

Bệnh tích ở thể cấp tính cho thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội tạng, xuất huyết từng đám ở cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng bao tim. Gan sưng màu nâu vàng.

Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.

d)Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ:

 Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch chọn loại xử lý gà ốm, gà chết, tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm sóc đàn gà bằng thức ăn, nước uống đầy đủ;  Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.

]]>