kinh nghiệm nuôi gà – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com Dagatructiep S128 - Da ga. truc tiep sv388 Tue, 14 Apr 2020 09:53:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.6 https://choidaga.com/wp-content/uploads/2021/08/cropped-choidaga-32x32.jpg kinh nghiệm nuôi gà – Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388 https://choidaga.com 32 32 Một số giống gà cần biết nếu có ý định chăn nuôi gà ! https://choidaga.com/mot-giong-ga-can-biet-neu-co-y-dinh-chan-nuoi-ga/ Wed, 16 Nov 2016 07:32:10 +0000 http://choidaga.com/?p=1473 Một số giống gà mà bạn cần biết ví dụ như : gà ác, gà hồ, gà chọi, gà đông tảo , gà ô kê, gà ri…. Đó là những giống được áp dụng nuôi ở nhiều mô hình, đạt được hiệu quả trong thấy từ người dân, cho thu nhập ổn định. Vì thế choidaga.com, xin nói về các đặc điểm và mục đích chăn nuôi, giúp bà con hiểu rõ hơn, có hướng phát triển cho môi trường tại địa phương, đáp ứng nhu cầu mình đang cần nuôi và hướng đến.

Đầu tiên tìm hiểu về gà ác :

  • gà ác là gà có nguồn gốc được thuần chủng và nuôi dưỡng tại các tỉnh đầu tiên của nước ta như là Long An, Trà Vinh, Tiền Giang…
  • về đặc điểm : gà ác có ngoại hình nhỏ nhắn, thon gọn, có lông màu trắng toàn thân, chân màu đen, thịt trong cũng đen, thậm chí là xương tỷ đen, mào gà đỏ và dựng thẳng, gà mái thì màu lợt hơn gà trống.
  • chân gà thường có 5 ngón, có con có 4 ngón và chân có lông ở một số con, nhìn rất đặc biệt.
  • gà thường có trọng lượng 640-760g khi được 4 tháng tuổi, khi được gần 4 tháng là gà ác bắt đầu sinh sản và đẻ trứng.

gari

>>cách nuôi gà con và kinh nghiệm cần biết <<

  • hiệu suất tỷ lệ trứng có phôi là khoảng 90%, còn về tỷ lệ sinh nợ khoảng 64% , một con gà mái đẻ khoảng 70-80 trứng trên một con mái trong khoảng một năm. Một trứng trung bình nặng khoảng 30g , một con gà mái có thể nuôi và lấy trứng trong vòng 2,5 năm.
  • trứng gà ác rất ngon và bổ dưỡng, nhỏ nhắn, có tỷ lệ lóng đỏ nhiều hơn lòng trắng.
  • gà ác có tính ấm, có vị ngọt thịt, bổ dưỡng cao, dùng bồi bổ cho người mới bệnh xong, trị các bệnh về thận, đau lưng, phổi, chân tay yếu, mỏi, ra mồ hôi nhiều ở chân và tay, lao lực, sinh lý yếu .

về gà chọi hay còn gọi là gà nòi ở nước ta :

  • gà có xuất phát từ các tỉnh có truyền thống chơi gà như ở Hà Nội, Bắc Ninh, ở nam có vùng Hóc Môn cũng là nơi chơi gà từ xưa tới nay
  • đặc điểm nhận dạng của gà nòi như : chân cao, mào xuýt, cổ cao, da đỏ, ít lông, mào có màu đỏ tía, có lông đen ở cánh, đuôi, đầu, còn ở con mái những vị trí đã nói có lông màu xám, có mỏ và chân thường màu chì là nhiều.

Kết quả hình ảnh cho gà chọi

>>bí quyết chọn giống và các kinh nghiệm cần biết <<

  • khi gà được 1 năm tuổi thì đạt 2.5kg- 3kg, còn về gà mái cùng lứa tuổi thì khoảng 1,8-1,9kg , mỗi con cho sản lượng trứng từ 50-60 mỗi năm trên mỗi con mái, đặc biệt vỏ trứng có màu hồng.
  • công dụng và mục đích của gà này là dùng để tiêu khiển, chơi giải trí, được xếp vào trò dân gian Việt và các nước lân cận.

Giống gà Đông Tảo và những điều cần biết :

  • gà có nguồn gà ở xã cấp tiến, huyện khoái châu, tỉnh Hưng Yên , tỉnh này coi như là điểm xuất phát của giống gà, gà đông tảo chuyên dùng nuôi với mục đích là lấy thịt, nắng suất mang lại rất tốt, thu nhập rất cao nếu không có xảy ra bệnh dịch trong lúc nuôi. Sau này còn phát triển ở Hà Nội, Hải Dương
  • Giống gà này có thân hình to, chân to rất đặc biệt, mào kép, cổ thì ngắn, lông mọc ít và rất chậm, con mái có lông đen xen kẻ hoặc màu đốm đen, nâu chiếm đa số trong tổng thể gà.

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo

  • vào độ tuổi khoảng 4 tháng thì gà trống nặng khoảng 2,5kg, còn gà mái nặng khoảng 2kg, khi đẻ nhiều con mái đẻ thì nặng khoảng 3.5kg .
  • sản lượng trứng được tổng cộng trong 10 tháng khoảng 68kg trên một con mái, khá nhiều.
  • về tỷ lệ trứng có phôi khoảng 90% và đi đôi là tỷ lệ ấp nở cao hơn gà khác nó  khoảng 68%.
  • người ta khi lai giống thường dùng gà đông tảo lai với gà ri, gà lương phượng, để mục đích cải tạo thể hình, cân nặng như gà đông tảo.
]]>
Những Kỹ thuật nuôi gà trống và những điều cần chú ý nhất https://choidaga.com/ky-thuat-nuoi-ga-trong-va-nhung-dieu-can-chu-y/ Thu, 10 Nov 2016 08:57:41 +0000 http://choidaga.com/?p=1416 Những Kỹ thuật nuôi gà trống để mang lại độ hiệu quả về tăng trưởng, hiệu quả về chất lượng giống là cực kỳ quan trọng. choidaga.com xin nói kỹ về vấn đề này, hướng dẫn về cách cho ăn, cách chuẩn bị không gian nuôi, cách chữa bệnh , phòng bệnh sao cho hợp lý. Bài này nêu lên những điều đáng chú về kinh nghiệm nuôi đàn trống để cung cấp gà làm giống tốt nhất.

Những điều cần quan tâm và đáng chú ý nhất trong quá trình nuôi đàn gà trống làm giống :

  • khi nói đến gà trống giống thì chúng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao tỷ lệ, tạo sự ổn định của phôi trong trứng gà.
  • nếu nuôi tốt đàn trống giống nó còn đảm bảo tỷ lệ ấp, số con một ngày tuổi/ một mái đẻ.
  • chúng ta nên nuôi tách giới tính, phân biệt trống mái khi gà từ 1-164 ngày tuổi, có thời gian tương đương 24 tuần tuổi.

Kết quả hình ảnh cho gà trống giống

>>Những kỹ thuật chăm sóc gà đẻ thu nhập cao  <<

  • một khi ta cho gà trống phối với gà mái thì ta nên kiểm tra độ tuổi có bằng nhau không, gà trống bằng tuổi gà mái bằng nhau mới nên cho phối.
  • ta nên hạn chế việc cho đàn gà trống ăn khi được 2 tuần tuổi trở đi, cân bằng việc cho ăn không để con trống béo, hoặc ốm quá, nhất là chân gà luôn phải chắc khỏe
  • sau đúng thời gian 2 tuần ta thực hiện cân mẫu đàn gà một lần, thực hiện liên tục và thường xuyên
  • chú ý thường xuyên bồi bổ, trao dồi vitamin ADE, B trung bình 3 lần trong một tuần là hợp lý, thực hiện đều đặn.

gatrong

>>kinh nghiệm nuôi giống chuẩn <<

  • khi gà đạt được 14-15 tuần tuổi thì ta thực hiện cắt móng chân, ngón thứ 3 tính từ phí lườn về. để khi phối giống ta hạn chế gà mái bị rách lưng, và bị thương
  • nếu cho ăn thêm, ta dùng thóc rải ra nền và cho gà bới tìm thức ăn, nhằm mục đích làm chân gà khỏe lên, ta theo chuẩn mức 5-10g/1con/ngày, chúng ta trừ vào tiêu chuẩn ăn của từng con
  • chúng ta thấy khi gà trống mà đạt 16 tuần tuổi thì gà trống có mào dựng đỏ lên, khi đó ta biết gà đã đúng độ tuổi, đã thành thục, có thể bắt đầu cho việc phối giống .
  • khi gà thành thục 16 tuần tuổi : ta chọn những con tốt, loại bỏ những con gà kém, chân yếu, mào tím tái, mắt thì kém, với bộ lông xù thì càng không được chọn.

Kết quả hình ảnh cho gà trống giống

  • đến độ tuổi giao phối thì ta ghép một trống với khoảng 8-10 mái là hợp lý , chúng ta nên dự trữ gà trống, phòng trường hợp gà bị chết hoặc bị loại.
  • ta cần giữ khối lượng cơ thể con trống chuẩn nhất có thể .
  • những công việc chăm sóc, sản xuất, duy trì sức khỏe đàn gà phải thực hiện thường xuyên và đều đặn. Phải ghi chép theo dõi tình trạng đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn, số gà bị chết, bị loại để nắm tình hình, từ đó đưa ra hướng khắc phục và cải thiện tình hình.
  • cách ghi chép sổ cẩn thận giúp ta quản lý dễ dàng tình trạng tổng quan của tất cả đàn gà khá dễ, giúp ta không bỏ sót một cái gì trong việc chăm sóc.
]]>
Những bệnh trên gà có liên quan đường hô hấp và cách chữa trị https://choidaga.com/nhung-benh-tren-ga-co-lien-quan-duong-ho-hap-va-cach-chua-tri/ Fri, 04 Nov 2016 09:01:00 +0000 http://choidaga.com/?p=1363 Những bệnh trên gà có liên quan đến đường hô hấp cũng khá là nhiều, các bệnh có liên quan đến đường hô hấp thường rất khó trị, dễ gây chết gà, để lại hậu quả khá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho kinh tế hộ dân. Vì thế ở bài này choidaga.com, xin trình bày về các biểu hiện, bệnh tích và một số cách phòng bệnh, nhằm giảm tối thiểu hậu quả của các bệnh gây ra cho đàn gà.

Đầu tiên nói về bệnh cúm gia cầm :

  • khi nhiễm bệnh này gà thường có triệu chứng sốt cao, mào gà thì thâm tím, cuối cùng là tuột hoặc xoắn mào lại
  • mặt và đầu gà có dấu hiệu viêm sưng nặng, khiến cho việc thở của gà khó khăn, gà khi thở phải hả miệng thở vì khó thở.
  • gà đi ngoài có dấu hiệu phân xanh, phân vàng, khi có lẫn máu vào một ít .

cum_ga_1

  • các đặc điểm trên khá rõ, nhưng rõ hơn là hiện tượng xuất huyết ở chân, đó là điều dễ thấy nhất.
  • bệnh hiện không có thuốc trị, nếu bị bệnh ta phải thực hiện tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm, để mục đích không lây lan ra các đàn lân cận.

Tiếp theo là bệnh viêm phế quản trên gà :

  • bệnh này gặp nhiều ở gà một tháng tuổi, vì thế gà rũ rưỡi, sốt cao, xù lông, kém ăn, yếu dấn, có hiện tượng chảy nược mắt nươc mũi ra khá nhiều.
  • ở gà đẻ nếu bị bệnh sẽ thấy rõ ràng hiện tượng giảm đẻ xảy ra, chât lượng trứng gà giảm đáng kể, và cho nhiều trứng bị biến dạng , dị hình.
  • vì bệnh do virus gây ra không có thuốc để đặc trị bệnh, từ đó chúng ta thực hiện vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống một cách thực kỹ lưỡng.

benh-viem-phe-quan-truyen-nhiem-o-ga

>>vệ sinh chuồng trại nuôi gà tiêu chuẩn <<

  • tiếp theo cho gà uống thuốc bổ trợ sức, trợ lực cho gà, kèm theo các thuốc có chức năng điện giải cao cho gà uống
  • Cung cấp thêm nhiều thuốc bổ nạp năng lượng cho gà vượt bệnh một cách tốt nhất
  • tiếp theo đó là sau 2 ngày cho và uống thuốc trị bệnh thì ta nên cho gà uống kháng sinh , tránh tình trạn kế phát ra các cơ quan liên quan đường hô hấp.

Bệnh cuối cùng là bệnh newcastle (gà rù ):

  • cũng có các hiện tượng bệnh biểu hiện giống trên : gà bị xù lông, rũ rượi, mào thâm tím, bỏ ăn hoặc ăn rất kém.
  • ta thấy gà chảy nước mắt, nước mũi khá nhiều, đây là hiện tượng khá chung với các bệnh liên quan hô hấp
  • ở nơi cơ quan diều của gà bị phồng nước, chứa nhiều nước, thức ăn, có thể dốc ngược gà và thấy nước chảy ra rất nhiều
  • khi một cá thể gà bị bệnh , ta nên tiêm vắc xin lasota cho gà, nếu có gà nào đã chủng vắc xin thì ta cũng nên tiếp tục tiêm cho chúng luôn, tránh lây lan của dịch bệnh một cách hiệu quả nhất

Kết quả hình ảnh cho bệnh newcastle ở gà

>>các bệnh phổ biến và cách điều trị trên gà <<

  • sau đó ta cũng tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh thiệt sạch sẽ và khử trùng thật kỹ , để tránh tồn tại mầm móng của các dịch bệnh còn lại
  • ta cũng cho gà uống thuốc bổ nhiều, cho uống chất điện giải để nâng cao sức đề kháng
  • kê tiếp ta dùng kháng sinh để chống kế phát ở các bộ phận xung quanh
  • hết liệu trình trị bệnh thì ta nên cho gà uống thuốc giải độc gan, thanh lọc thận , nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi, gia tăng năng suất
]]>
Các bệnh phổ biến ở gà và cách phòng tránh hiệu quả https://choidaga.com/cac-benh-pho-bien-o-ga-va-cach-phong-tranh-hieu-qua/ Fri, 04 Nov 2016 07:16:29 +0000 http://choidaga.com/?p=1359 Các bệnh phổ biến ở gà hầu nhưng được nhiều tài liệu, sách báo viết, nhiều thông báo truyền thông của thú y cũng đã phổ biến nhiều. Qua đó choidaga.com, xin tóm tắt các biểu hiện, cách phòng tránh,  bổ sung cho những bài trước, qua mỗi bài viết mong bà con sẽ được cập nhật các cách phòng tránh bệnh cho đàn gà mình đang nuôi, thật hiệu quả , thật an toàn .

Đầu tiên nói đến hội chứng giảm đẻ ở gà khá phổ biến :

  • những biểu hiện của bệnh này là : bổng dưng gà giảm đẻ đột ngột, trứng biến dạng, dị dạng, màu của trứng thì nhạt, vỏ thì mỏng hơn như là lụa, nhăn nheo và xấu xí.
  • ta thấy rõ biểu hiện này là lòng trắng khá lỏng, hiệu quả của việc ấp nở trứng không còn cao nữa.
  • bệnh này hiện nay chưa có cách và thuốc điều trị, cho nên chúng ta phòng bệnh là đi hàng đầu.
  • chúng ta thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, không gian chuồng trại phải luôn khử trùng, cọ rửa máng ăn uống sạch sẽ, không được dùng vật chứa dơ bẩn cho gà ăn, tiêm vắc xin cho gà thường xuyên.

eds76_(2)

>>bệnh phổ biến ở gà và cách phòng tránh p2 <<

  • bồi bổ các chất như vitamin các loại, cho uống men tiêu hóa, vào các thời điểm nhạy cảm thì tránh làm gà kinh động, vì sẽ làm gà stress dễ bị bệnh xâm nhập cơ thể.
  • nhớ là nên duy trì sức khỏe cho gà , duy trì sức khỏe sinh sản cho gà đều đặn.

Bệnh thứ hai đó là đậu gà khá là nguy hiểm cho đàn gà :

  • khi bệnh thì ở đầu gà nổi nhiều mụn mủ to gần bằng hạt đậu, chúng mọc bao quanh mắt , miệng, mồng gà.
  • đôi khi các mụn này còn làm cho mắt gà bị mù, có trường hợp mọc trong miệng gà, gây đau đớn khiến gà bỏ ăn, ốm dần, yếu dần và chết.
  • đầu tiên của điều trị : ta nên cậy mụn mũ ra, sau đó rửa sạch chỗ vết thương bằng nước muối pha loãng.
  • việc sau đó là bôi 1% xanhmetylen lên các mun đậu, bôi hàng ngày và thường xuyên, từ đó mụn sẽ tự bong sau vài ngày.

>>kinh nghiệm nuôi gà H’mông khá hay <<

  • nếu niêm mạc miệng gà bị lỡ loét vì mụn đậu, ta dùng thuốc lugol 1% bôi lên để sát trùng nhẹ, tránh tình trạng lây lan xung quanh.
  • ta có thể làm sạch các mụn đậu, sau đó sát trùng bằng glycerin 10% bôi lên sát trùng cũng khá hiệu quả, CuS04 5% ở niêm mạc miệng, dùng nó để làm sạch màng giả sau đó bôi các chất kháng sinh hoạt thuốc sát trùng lên.
  • ở trường hợp gà đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ cũng khá hiệu quả.
  • bổ sung thêm nhiều vitamin cho gà, đặc biệt chú ý nhất đó là vitamin A .
  • khi bệnh quá nặng ta nên dùng kháng sinh đề phòng vi khuẩn bội nhiễm, lây lan xung quanh và làm bệnh thêm trầm trọng.
  •  để tránh bệnh và mầm móng bệnh trở lại ta nên đốt chất thải của gà, đốt chất độn chuồng, đốt ổ đẻ và những gì liên quan đến gà bệnh.
  • còn không gian gà bệnh sống phải sát trùng thường xuyên, nhớ là tiêm chủng cho tất cả các con chưa nhiễm bệnh, các đàn gà lân cận chưa bị nhiễm.

Căn bệnh Marek ở gà :

  • sưng dây thần kinh đùi, khiến gà đau đớn, đi lại khá khó khăn, thậm chí không đi được.
  • kèm theo các triệu chứng như liệt chân, cánh, đầu vẹo, hoặc có thể mù mắt, bệnh này có bệnh tích khá trầm trọng.
  • chúng ta có thể dùng các loại khác sinh để điều trị
  • các công thức điều trị như sau : gentasostrin ta dùng khoảng 1g/1lit nước là chuẩn, hoặc có thể trộn vào 3 kg thức ăn cho gà, còn neotesol 60  khoảng 120mg/kg trọng lượng của cơ thể gà, syxavet pha 1g/2lit nuoc uống, còn hamcoliforte khoảng 1g/1 lít nước là vừa, cosmitfortte khoảng 1g/1 lít nước uống là vừa đủ.
]]>
Chơi Gà Tập Thể của chiến kê máu lữa https://choidaga.com/choi-ga-tap-the-cua-chien-ke-mau-lua/ Fri, 04 Nov 2016 02:24:19 +0000 http://choidaga.com/?p=1344 Chơi Gà Tập Thể của  chiến kê máu lữa

Hiếp dâm tập thể kiểu này đáng bị tội gì mấy Bác :v

]]>
Cách phòng bệnh cho gà đông tảo và các điểm lưu ý ! https://choidaga.com/cach-phong-benh-ga-dong-tao-va-cac-diem-luu-y/ Fri, 28 Oct 2016 09:38:08 +0000 http://choidaga.com/?p=1233 Cách phong bệnh cho gà đông tảo thì còn khá nhiều bà con chưa biết hết, vì vậy ta nên tham khảo và đọc thêm hướng dẫn về những kinh nghiệm này. Nhằm bổ sung thêm cho bà con, những kiến thức phòng bệnh cho gà đông tảo, choidaga.com xin nói về cách phòng bệnh khá hiệu quả, khá hay, có thể áp dụng cho gà đông tảo thương phẩm thịt và thương phẩm trứng .

Ta sẽ nói về những kinh nghiệm phòng bệnh cho gà đẻ trứng thương phẩm và gà thịt thương phẩm :

  • theo những kinh nghiệm phòng bệnh cho gà thương phẩm  dưới đây là khá hiệu quả :
    • khi gà đông tảo được một ngày tuổi ta tiêm vắc xin madec là phù hợp với giai đoạn này
    • cho đến khi đến 2-4 ngày tuổi thì ta nên nhỏ vắc xin laxota (đây được coi là lần nhỏ đầu tiên)
    • tiếp tục khi gà con được 7 ngày tuổi ta nên nhỏ thuốc GUM là chuẩn xác
    • gadongtao4
  • >>những kỹ thuật nuôi gà đông tảo một tháng tuổi << 
    • sau đó khi gà được 14 ngày tuổi ta lại nhỏ vắc xin laxota lần thứ 2
    • và sau đó khi được 20 ngày tuổi ta tiêm cho gà con kháng thể GUM, trong khi tiêm kết hợp cho gà con uống luôn thuốc GUM là khá tốt.
    • vào lúc gà được khoảng 30 ngày tuổi ta tiêm kháng thể thêm, để bổ sung lượng kháng thể để gà có đủ cho việc phòng bệnh dịch.
    • đúng lúc 45 ngày tuổi ta thực hiện làm huyết trùng cho gà là hợp lý
    • cuối cùng là khi được 60 ngày tuổi ta làm thuốc chống newcastle cho gà, giúp gà phòng bệnh này hiệu quả, giảm thiệt hại do bệnh dịch này rất cao .
    • Lưu ý : khi 4 ngày đầu nhớ cho gà uống thuốc úm, tiếp tục 10 ngày sau khi nở uống thuốc phế quản , uống liên tục 4 ngày , cho uống thuốc pha nước và uống thế nước .
  • Tiếp tục là cách phòng bệnh cho gà đông tảo thương phẩm trứng khá hay :

gadongtao5

  • >>cách chọn gà đông tảo mới nhất hiệu quả nhất << 
      • khi gà này có ngày tuổi từ 1-45 thì ta cũng thực hiện quy trình uống thuốc giống gà thương phẩm trên, vì trong giai đoạn này là cách phòng bệnh giống nhau, sử dụng các loại thuốc giống nhau, cùng chống chung một loại dịch, mỗi loại thuốc sẽ giúp gà con giai đoạn này được an toàn và khá ổn định.
      • cho đến khi gà đông tảo được 49-60 ngày tuổi ta bắt đầu  tiêm vắc xin phòng newcastle theo chuẩn M, đó là do cán bộ thú y quy chuẩn , nó khá hiệu quả và có thể chống với độ thành công cao.
      • sau lần tiêm vắc xin trên thì đến ngày tuổi 65 ta tiếp tục tiêm chủng vắc xin tụ huyết trùng cho gà, đó là tuần tự bắt buộc đúng ngày, đúng giai đoạn, thì vắc xin mới phát huy công dụng hiệu quả.
    • và sau những lần tiêm chủng theo giai đoạn như vậy, ta đã tiêm chủng đủ các loại bệnh newcastle, tụ huyết trùng, dịch cúm gia cầm xong, từ đó trở đi ta cứ tính thời gian khoảng tư 4-6 tháng thì ta lại bắt đầu chủng lại một lần. Làm theo lịch trình như đã nói thì đàn gà đông tảo của bạn sẽ được bảo vệ khá an toàn, phòng được bệnh dịch , cho hiệu quả kinh tế khá cao .
]]>
Những cách chọn gà đông tảo mới nhất và hiệu quả nhất https://choidaga.com/nhung-cach-chon-ga-dong-tao-moi-nhat-va-hieu-qua-nhat/ Thu, 27 Oct 2016 09:40:24 +0000 http://choidaga.com/?p=1213 Những cách chọn gà ở các giống gà khác nhau thường rất phong phú, mỗi giống có cách chọn và đặc điểm tốt xấu khác nhau. Vì thế choidaga.com , sẽ làm rõ về vấn đề này, phân tích những đặc điểm đáng chọn, cách chọn gà qua từng giai đoạn và lứa tuổi. Đặc biệt bài này là chỉ chuyên sử dụng để lựa chọn ở giống gà đông tảo, vì ít hộ dân nuôi, từ đó kinh nghiệm về chọn giống còn khá ít, mong mọi người đọc tham khảo và cho ý kiến .

Có nhiều cách chọn, vì mỗi giai đoạn và mỗi mục đích nuôi là khác nhau, cho nên ta nên đọc kỹ những ý phân tích dưới đây :

  • khi chọn gà đông tảo ở giai đoạn mới nở hoặc một ngày tuổi thì nên lưu ý :
    • chọn những con gà có nguồn góc bố mẹ rõ ràng, mạnh khỏe và cho năng suất tốt lúc trước
    • tiếp tục là tiêu chí mắt sáng, nhanh nhẹn, mỏ thẳng không xiêng quẹo, chân bóng, mỏ khép lại kín, đi lại cứng cáp, để đảm bảo hoạt động sau này
    • nên chọn những con bụng thon, rốn kín, vì đó là những con khỏe mạnh, nếu rốn đỏ là đang bị nhiễm trùng rốn, gây to bụng phía sau , đi lại chậm chạp , kén ăn, không phát triển , dễ chết
    • về màu sắc lông phải có bông, còn màu thì phải theo màu đặc trưng của gà đông tảo, có được khối lượng đúng với tiêu chuẩn đề ra.
    • không nên chọn những con hở rốn, rốn đỏ, chân cà khèo, mỏ méo, đi lại chậm, bụng to, mắt đỏ, mắt xấu, đó là những gà nên thải, nuôi không có hiệu quả về năng suất.

Kết quả hình ảnh cho gà đông tảo

>>kỹ thuật nuôi và ấp trứng đúng kỹ thuật <<

  • tiếp theo ta bàn đến những con gà từ 2 tuần tuổi đến 1 tháng tuổi :
    • tiêu chí chọn cũng như các con trên : đó là mắt sáng, cơ thể vuông vức, chân to đẹp, đi lại chắc chắn, mắt sáng, lông mượt, mỏ kín , đặc biệt một điểm nữa là mạch máu dưới da gà phải đỏ hồng .
    • cũng như hãy loại bỏ những con cú rũ, xụi cánh, mỏ quẹo , chân khèo, cảnh rũ và lông xù thì cho ra gà thải. ta thấy trong đàn có những con to lớn thì ta nên chọn , vì đây là những con gà đang khỏe mạnh, sung sức, những con tướng nhỏ cũng nên chọn nếu đáp ứng đủ các tiêu chí đã trình bày ở trên.

dongtao

  • khi chọn những con trưởng thành, có tuổi khoảng 4-5  tháng tuổi thì nên chọn những con có đặc điểm nhu sau :
    • cũng chọn những con gà có tiêu chí như trên và bổ sung thêm các đặc điểm như : mào đỏ, dái tai to và đỏ tươi, chân thì phải thẳng , to , tròn, cân đối.
    • về khoảng cách của xương chậu thì nên chọn những con có khoảng cách 2 ngón tay trở lên , về lỗ huyệt phải to, phải nhờn .

dongtao1

>>những thức ăn cần thiết cho gà công nghiệp <<

ở trên là cách chọn gà đông tảo ở ba giai đoạn độ tuổi khác nhau, mục đích khác nhau, con để lấy thịt, con để lấy trứng, nhưng nhìn chung ta đều thấy đặc điểm, tiêu chí khá giống nhau. Có thể nói là gà có lông mượt, mắt sáng, chân thẳng bóng, mỏ thẳng kín, cánh áp sát sườn, nhanh nhẹn ,  bụng thon, lanh lợi là nên chọn.

Ta cứ thế áp dụng chọn ở những giống khác cũng tương tự, vì gà có những biểu hiện, đặc điểm, tiêu chí như vậy là gà khỏe, gà tốt, có thể chất tốt, sẽ tốt cho hoạt động sau này. chúc các bạn có cách chọn chính xác và sáng suốt.

]]>
Cách nuôi gà công nghiệp và những thức ăn chuẩn nhất https://choidaga.com/cach-nuoi-ga-cong-nghiep-va-nhung-thuc-an-chuan-nhat/ Thu, 27 Oct 2016 08:45:36 +0000 http://choidaga.com/?p=1204 Cách nuôi gà công nghiệp thì các hộ chăn nuôi gia cầm đã được phổ biến khá nhiều, biết được nhiều kỹ thuật để áp dụng. Nhưng công dụng chính xác của thức ăn đang dùng, chất cụ thể có trong thức ăn đang dùng, có tác dụng như thế nào thì nhiều người còn khá mập mờ, thắc mắc. Vì thế choidaga.com, xin trình bày các công dụng cụ thể của các vitamin, muối , nước có tác dụng như thế nào cho sự tăng trưởng và phát triển của gà công nghiệp.

Các chất quan trọng trong sự tăng trưởng của gà đó là vitamin, muối, nước và vai trò được trình bày dưới đây :

  • Nói về muối trong khẩu phần ăn của gà công nghiệp thì nó khá là quan trọng, tuy được pha trộn vào trong thức ăn của gà không nhiều, nó chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 0,5% trong toàn bộ khẩu phần của gà.

gadacsan

  • Tuy vậy, muối giúp gà ăn cảm thấy có sự ngon miêng, từ đó kích thích việc gà ăn được nhiều thức ăn, ăn nhiều muối thì dễ khát nước, vì thế sẽ làm cho gà uống nhiều nước, có lợi cho tiêu hóa, vì thế hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, gà nhanh lớn, tăng trọng đều đặn và tăng năng suất nhanh hơn .
  • Còn về vitamin lại càng không thể thiếu với gà, vì vitamin cần thiết cho sự sống của gà, nó có vai trò quan trọng trong sự đồng hóa khoáng chất trong cơ thể gà.
  • Thiếu vitamin sẽ làm gà bị rối loạn các hoạt động của cơ thể, làm gà kém ăn , xù lông, ốm yếu, còi cọc, không có sức ăn, cuối cùng sẽ dẫn đến chết lần mòn gây thiệt hại lớn .
  • Khi được cung cấp đầy đủ vitamin A,D,E thì cơ thể gà có thể phát triển rất tốt như :
    • cơ thể gà tăng trọng nhanh
    • sống sởn sờ, sống khỏe , phòng bệnh rất hiệu quả
    • đủ vitamin thì gà mái đẻ sai, gà trống sung mãn, vồ mái liên tục, gà mái cho trứng cồ, đẻ sai .
  • về vitamin A thì có nhiều trong dầu gan cá, có trong bắp, củ cải đỏ, lòng đỏ trứng, củ dền , khoai lang… nói chung các thức ăn có màu sắc và nhiều sắc tốđỏ.

gano

>>thức ăn cần thiết cho gà công nghiệp <<

  • các bạn và bà con nuôi gà cho ăn thiếu vitamin A dẫn đến : gà đau mắc, đẻ ít, bệnh về thần kinh, gà con sẽ chậm lớn, gà lớn sẽ chết nhiều .
  • còn vitamin B1 giúp gà cơ thể gà đồng hóa bột đường, tiêu hủy chất axit hữu cơ dư thừa.
  • thiếu vitamin B1 thì sẽ làm cho gà bị bệnh về thần kinh , làm gà mất thăng bằng, đứng bị niểng đầu ngược ra sau, chân thì yếu, dễ bị bại xụi …
  • vitamin B2 có tác dụng và vai trò của nó trong cơ thể gà là đồng hóa chất đạm, Một khi cơ thể thiếu B1 thì sẽ gây ra kém ăn, làm cho gà sù lông và cuối cùng là tiêu chảy, cũng có kèm theo chứng bại liệt như vitamin B1.
  • khi ta cung cấp vitamin D đóng vai trò cần thiết trong đồng hóa các khoáng chất, giúp cho hệ cơ xương của gà trở nên cúng cáp hơn, vì thế vitamin D cần thiết cho cả gà con và gà trưởng thành
  • Nếu thiếu vitamin D gà sẽ bị còi xương, yếu khớp, từ đó làm  khớp xưng phù lên, khiến gà lười vận động, dẫn đến lười ăn uống, ở gà mái thì gây đẻ kém , đẻ ít.

chieu sang 3

>>Nuôi gà theo đúng tiêu chuẩn mới nhất hiện nay <<

  • Ta tổng hợp Vitamin D cho cơ thể gà bằng cách cho gà tắm nắng sớm khoảng 9h là tốt nhất
  • Chúng ta biết vitamin E có trong các loại giá đậu, mộng của lúa, các bột cám, các mày đậu xanh , bánh dầu, xác dừa…vvv nó có tác dụng làm kích thích gà mái đẻ trứng, truyền giống trong khi phối với gà mái.
  • khi gà con thiếu vitamin E thì gà con dễ chết, con nào khi nở còn sống thì cũng sống không tốt khá yếu, vận động không như binh thường.
  • Về vấn đề nước uống khá quan trọng đối với gà nuôi mô hình công nghiệp, vì chủ yếu thức ăn của chúng là thức ăn khô. Từ đó, nước uống đóng vai trò khá quan trọng trong nuôi gà công nghiệp, ăn khô dễ khát nước, uống nước nhiều và khát nhiều hơn vào mùa nắng nóng.
  • gà con thường cho uống 25cc nước mỗi ngày, khi gà được ba tháng tuổi ta nên tăng lên là 100cc lượng nước uống mỗi ngày.
]]>
Chơi Đá Gà hướng dẫn Nuôi gà theo hướng VietGahp đem lại hiệu quả cho AE Sư Kê!!! https://choidaga.com/choi-da-ga-huong-dan-nuoi-ga-theo-huong-vietgahp-dem-lai-hieu-qua/ Wed, 26 Oct 2016 10:02:40 +0000 http://choidaga.com/?p=1153 Hôm nay Chơi Đá Gà xin hướng dẫn AE sư kê cách Chăn nuôi dựa theo hướng VietGahp là các nguyên tắc, trình tự, hồ sơ chỉ dẫn doanh nghiệp, tư nhân phân phối áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo đàn gà được nuôi dưỡng để đạt được các đề nghị về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi phố hội, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng, kiểm soát an ninh môi trường.

1. Chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ nuôi

– Chuồng trại: Vị trí chuồng nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, xung vòng vèo được bao bọc bằng tường, rào, lưới, giảm thiểu sự hỗ tương của người lạ và những cái động vật hoang dại, nền chuồng láng xi măng phẳng mang độ dốc trong khoảng 3-50 để nhân tiện cho việc vệ sinh.

– Máng ăn: hai tuần đầu có thể dùng mẹt tre hoặc khay tôn (kích thước 60x80cm, chiều cao hai.5-3cm) cho 80-100 gà. trong khoảng tuần thứ 3 trở đi có thể sử dụng 2 cái máng ăn (máng tròn hoặc máng dài).

– Máng uống: mang đa dạng loại, thuộc cấp điều kiện từng nơi, từng vùng mà ứng dụng cho phù hợp và kinh tế.

– Rèm che: tiêu dùng vải bạt, bạt dứa hoặc với thể tận dụng bao vận chuyển dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và hạn chế gió lùa họăc mưa hắt vào chuồng gà, có thể dùng cót ép hay phên liếp để che chắn.

– Quây gà: Trong thời gian úm gột, để tận dụng nguồn nhiệt, tránh gió lùa, nên dùng cót ép, tấm khiến quây úm có chiều cao 40-50cm, tuyến đường kính hai,0-2,5m. Quây gà dùng để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây như vậy mang thể úm trong khoảng 150-200 gà 01 ngày tuổi.

– Độn chuồng: Có thể dùng trấu, mùn cưa hoặc rơm dạ băm nhỏ.

– Hố sát trùng: Trước cửa chuồng phải có hố diệt trùng hoặc khay cất vôi bột.

Chú ý: Chuẩn bị phần nhiều rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống rất nhiều, máng uống cần phải rửa sạch, ngâm thuốc diệt trùng và rửa sạch lại trước lúc phục vụ gà. Sưởi ấm chuồng trước lúc đưa gà vào nuôi, chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y, sổ ghi chép theo dõi đàn gà cho đàn gà.

đá gà

2. Kỹ thuật chọn gà

a. Chọn gà 01 ngày tuổi: Chọn các gà con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, bóng; mẫu ngay những gà con chân khô, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, bết lông.

b. Chọn gà hậu bị: Chọn gà vào 9 tuần tuổi và 20 tuần tuổi. Dựa vào các đặc điểm ngoại hình cần chọn như: Đầu tròn, nhỏ; mắt to, sáng; mỏ bình thường; mào và tích đỏ tươi; thân hình cân đối; khoảng cách giữa xương cuối lưỡi hái và xương háng rộng; da chân bóng; lông màu sáng, bóng mượt; trạng thái nhanh nhẹn.

c. Chọn gà gây giống: Cần định kỳ loại thải những con gà doạ̉ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.

Khi chọn cần dựa vào đặc điểm ngoại hình: mào và tích tai phải to, mềm, đỏ tươi; khoảng cách giữa xương háng phải rộng; lỗ huyệt phải ướt, cử động và có màu nhạt; màu sắc mỏ, chân và màu lông phâir nhạt dần theo thời gian đẻ trứng.

3. Thời kỳ gà con (0-9 tuần tuổi)

– Trước khi cho gà vào úm cần cho điện sưởi vào trước từ một-2h, cho gà vào quây úm với mật độ 25 con/m2, nới dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết.

– Thức ăn:

+ Thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày.

+ Cho ăn ngô nghiền trong một ngày đầu để gà tiêu hết túi lòng đỏ.

+ Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm. Mỗi ngày cho ăn 6-8 lần.

– Nước uống: Cho uống nước sạch nên pha thêm Vitamin C,B và đường Gluco.

– Chế độ chiếu sáng: cung cấp đủ ánh sang để gà ăn, uống.

– Sưởi ấm: Điều chỉnh phương tiện sưởi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà. Thường xuyên Nhìn vào đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho phù hợp.

– Vệ sinh phòng bệnh:

+ Cần định kỳ phùn thuốc khử trùng xung quanh quéo khu vực vực chăn nuôi.

+ Thường xuyên phun thuốc sát trùng, theo dõi trạng thái đàn gà để có biện pháp sử lỹ kịp thời và tiêm phòng Vác xin cho đàn gà theo lịch.

4. Thời kỳ gà hậu bị (Từ 10-19 tuần tuổi)

+ Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 7 tuần tuổi, khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn theo từng giống.

+ khi thay đổi thức ăn khác nên thay từ từ.

– Ánh sáng: giai đoạn này chỉ cần ánh sáng ngẫu nhiên.

– Mật độ: Từ 10 – 17 tuần tuổi 6-10 con/m2, từ 17-19 tuẩn tuổi 3-5 con/m2.

– Quan sát theo dõi đàn gà hàng ngày để có biện pháp can thiệp kịp thời, đồng thời biết được thời điểm gà bắt nạt̉ bói để điều chỉnh phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Đặc biệt chú ý chăm sóc đàn gà trống để đảm bảo có trống tốt thả chung với gà mái lúc 20 tuần tuổi.

– Chọn giống: Kết thúc 20 tuần tuổi cần chọn những con đạt tiêu chuẩn sang đàn gà nạt̉ để tăng độ đồng đều cho đàn gà. Tiến hành chọn gà lúc trời mát.

– Các biện pháp tăng độ đồng của đàn gà đẻ và đúng độ tuổi:

+ Phân loại đàn gà theo khối lượng lúc 9 tuần tuổi và 20 tuần tuổi để đạt độ đồng đề cao.

+ Mỗi tháng một lần cân gà và so sánh giữa khối lượng gà với tài liệu hướng dẫn để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.

– Vệ sinh thú y:

+ Định kỳ phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi.

+ Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.

+ Tiêm phòng vác xin cho gà theo lịch.

– Lưu ý: Ở giai đoạn này gà thường có hiện tượng mổ cắn nhau do gà ko doạ̉ dinh dưỡng, quá thừa ánh sáng, mật độ quây dày, tiểu lúć hậu chuồng nuôi quá ngột ngạt. khi thấy hiện tượng này cần tìm cỗi nguồn và có biện pháp sử lý cho kịp thời.

>> Xem Thêm nhiều video hay tại đây

đá gà

5. Quá trình đẻ (trên 19 tuần tuổi)

– Thức ăn:

+ Chế độ cho ăn: Cho ăn theo tỷ lệ ăn hiếp̉ của đàn gà và theo giống gà.

+ Chế độ chiếu sáng: Ổn định từ 14 – 16 giờ/ngày.

– Chọn gà lên doạ̉: Chọn các gà mái lên đẻ mang bề ngoài phát dục rẻ miêu tả bằng độ bóng của lông mào tích, bụng mềm, xương chậu rộng. Đối sở hữu gà trống cần chọn những gà mào thẳng đứng, to, chân cao, 2 cánh vững chắc úp gọn trên lưng, dáng kiêu hùng.

– Mật độ nuôi: nếu nuôi chuồng 3-5 con/m2, nếu có sân chơi 5-6 con/m2.

– Ổ đẻ

+ Phải được phân bố đều trong chuồng nuôi, số lượng phải đủ, rẻ nhất 5 gà/ổ.

+ Ổ đẻ không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào, ổ đẻ lót dày trấu, phôi bào, rơm rạ sạch, thường xuyên thay lót ổ đẻ (2lần/tuần) để trứng sạch hạn chế dập tan vỡ.

+ thu lượm trứng và bảo quản trứng giống.

– Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày

+ Quan sát đặc điểm ngoại hình của đàn gà hàng ngày (màu lông, rụng lông, khối lượng, màu sắc mào…) để biết được các thời điểm khác nhau và các hiện tượng bắt nạt̉ bất thường, từ đó thay đổi thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý.

+ Quan sát để loại những con gà ốm, gà không bắt nạt̉ ra khỏi đàn

+ Quan sát kích thước trứng, vỏ trứng. Nếu vỏ trứng mỏng hoặc đẻ non thì phải bổ sung thêm canxi. Nếu vỏ trứng nhỏ hơn bình thường thì phải nâng cao thêm lượng thức ăn.

+ Cần có sổ sách ghi chép hàng ngày.

]]>
Những thức ăn nuôi gà công nghiệp hiệu quả nhất https://choidaga.com/nhung-thuc-nuoi-ga-cong-nghiep-hieu-qua-nhat/ Wed, 26 Oct 2016 07:50:36 +0000 http://choidaga.com/?p=1148 Những thức ăn nuôi gà công nghiệp có rất nhiều loại, phong phú và đa dạng. Vì vậy, để lựa chọn đúng loại cho đàn gà công nghiệp mình đang nuôi thì không dễ tí nào, để gà phát triển và tăng trọng nhanh khi dùng thức ăn công nghiệp là điều ai cũng muốn biết. Trên trang choidaga.com, xin trình bày về những loại thức ăn và những chất cần thiết cho gà công nghiệp .

Ở gà công nghiệp thì về vấn đề ăn uống hơi bị động hơn gà công nghiệp , chúng bị nhốt trong chuồng không thể tự kiếm ăn, phải chờ chủ cho ăn . Vì vậy thức ăn cho gà công nghiệp từ đó được sản xuất ra rất nhiều loại, nhiều chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của gà :

  • tùy theo mỗi giai đoạn mà thức ăn ta cung cấp cho gà khác nhau, gà thì có nhiều giai đoạn như : gà con, gà giò, gà đẻ, gà trưởng thành…
  • khi ta cho gà ăn no, ăn nhiều chưa chắc là tốt, vì nếu ăn nhiều mà không đủ chất thì gà chậm lớn, sụt cân, đẻ ít, dễ bênh…
  • về thức ăn công nghiệp cho gà thì rất nhiều, sản xuất đại trà, phong phú loại, đã được kiểm định , đóng bao và phân phối tại các cửa hàng, cho nên việc mua cho gà ăn rất nhanh gọn lẹ.
  • ta phải am hiểu những chất nào, của thức ăn công nghiệp phù hợp với giai đoạn đàn gà mình đang nuôi,  có thể tự tay mình pha trộn các thức ăn công nghiệp lại cho đủ chất, đó cũng là cách hay .
  • nói về chất bột đường trong thức ăn của gà công nghiệp, nó khá quan trọng và đóng vai trò không thể thay thế trong khẩu phần ăn của gà công nghiệp .

thucanga

>>bí quyết và những kinh nghiệm quý nuôi gà sao <<

  • còn bắp chọn làm thức ăn cho gà công nghiệp nên chọn bắp vàng, ít người sử dụng bắp trắng, lý do là bắp vàng chứa nhiều carotene, nó được xay nhuyễn và trộn lẫn vào các loại thức ăn khác, chiếm khoảng 40% trong khẩu phần ăn của gà.
  • về thành phần dinh dưỡng có trong bắp vàng như sau :
    • có khoảng 8% đạm
    • chất khoáng thì rất ít, còn chất béo chiếm khoảng 3.9%
    • bột đường chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong bắp
    • các vitamin A, B1, B2 và bột đường chiếm khoảng 74 % trong bắp
    •  ta thấy bắp chứa khá nhiều dinh dưỡng và năng lượng, giá thành thì rẻ, rất thích hợp để làm thức ăn chính cho gà
  • thức ăn cho gà không thể thiếu cám gạo, cám gạo được phân làm 2 loại : cám to và cám nhuyễn mịn .
    • cám to chứa rất nhiều chất bột đường, nó chiếm khoảng 49,29%
    • chứa thêm một ít chất béo và đạm, nhưng ít ai chịu dùng cám to, thay vào đó người ta thích dùng cám nhuyễn.
    • vì cám nhuyễn chứa khoảng 54% chất bột đường, và chứa 10,27 % chất béo và đạm, vì thành phần dinh dưỡng nhiều hơn nên người ta chọn cám nhuyễn
  • còn tấm gạo cũng có thể dùng làm thức ăn thường ngày cho gà, nó chứa khá nhiều chất bột đường, chiếm khoảng 71% bột đường trong tấm gạo, dùng cho gà ăn rất tốt, tuy giá thành của nó hơi cao .

gacong

>>quy trình kỹ thuật ấp trứng gia cầm <<

  • khoai lang cũng là một loại thức ăn giàu chất bột đường , có khoảng 80 % chất bột đường, có thể cho gà ăn sống, nấu chín tùy ý, nhưng những vitamin, chất béo, đạm trong khoai rất ít.
  • ngoài khoai lang còn có khoai mì, nó chứa cũng khá nhiều bột đường và ít đạm hơn bắp vàng.  có thể trộn khoai mì với các thức ăn khác với tỉ lệ 10 % là ổn.
]]>