CÁCH HUẤN LUYỆN ĐÀ ĐÁ TRƯỚC KHI RA TRƯỜNG GÀ (PHẦN 2)

Như đã giới thiệu tại phần 1, tập luyện cho gà đá là một quá trình đòi hỏi cần thời gian và kiên nhẫn cũng như phương pháp tập luyện bài bản và hợp lý nhất.

Nay ở phần 2 choidaga.com xin giới thiệu đến anh em kinh nghiệp huấn luyện cho gà trước khi gà trường đấu về bài tập cánh và tập thăng bằng cho gà.

TẬP CÁNH

Tập luyện phần cánh cho gà giúp gà nhà ta phát triển hệ cơ của cánh, đặc biệt là cơ ngực còn gọi là ức gà. Việc bay nhảy hay tốc độ cũng như sức mạnh của gà phụ thuộc vào yếu tố phần cơ ngực. Do đó mong muốn gà mình được khỏe tốt và nhanh như mong đợi thì phải tập luyện phần này. Ngoài việc gà hoạt động trong chuồng bay thì chúng ta nên tập gà ở bàn tập cánh để thể lực và hệ cơ cánh được phát triển tốt nhất.

Những chú gà thường mới tập sẽ không quen với bàn tập gà, ban đầu thì có thể gà sẽ không quen được với bàn tập. Và giải pháp cho anh em là chúng ta nên bỏ vài hạt kê thóc trên bàn tập cho gà và ngoài ra để động viên tinh thần cho nó ta nên nhốt thêm 1 con gà mái ở bàn tập cánh cho con gà trống cảm thấy thoải mái hơn.

tap-canh-cho-ga

1. Tập cánh bay thẳng:

Ôm 2 cánh gà, sau đó lùi xa khoảng 1 bước chân so với bàn tập, quăng thẳng, nhẹ gà cho gà bay về bàn tập. Khi mới tập gà thường lúng túng vì thế khoảng cách gần sẽ giúp gà định hình được kiểu đáp cũng như bay về bàn tập, và khoảng cách sẽ tăng dần qua mỗi ngày tập. Khối lượng tập đề nghị khoảng 10 lần bay, nhưng tuỳ vào thể trạng của mỗi con mà mình có thể tập hơn và ngược lại.

Nhưng chúng ta có thể tăng cường độ tập của gà bằng cách cho gà đứng sát mé bàn tập, nắm kéo đuôi gà sao cho gà phải đập cánh liên tục để tránh bị té trong khoảng 1-2 giây sau đó buông ra. Nên tập xen kẽ với vài cái bay bình thường + 1 kéo đuôi, sau đó cho bay bình thường vài cái + kéo đuôi…. Kiểu tập như thế giúp gà hoạt động nhiều hơn so với quăng gà.

Ngoài ra chúng ta có thể ôm gà ra xa cách bàn tập khoảng 1 thước, ôm gà (bên trong cánh -không ôm cánh gà vì nên để cánh gà tự do) quăng về phía bàn tập nhưng có xu hướng kéo ngược lại để gà phải tăng lực đập cánh để bay về phía bàn tập. Với kiểu tập cường độ lớn như vầy thì khối lượng tập có thể rút ngắn chỉ cần khoảng 5 lần bay.

2. Tập cánh bay cong:

Với kiểu tập như thế này ngoài việc phát triển hệ cơ bay thì chúng ta có thể giúp gà làm quen với việc bẻ lái, chao đảo trên không khi cần thiết, vì trong khi giao đấu thì chuyện nạp quá đà hay lở trớn là chuyện thường xảy ra. Tập gà kiểu bay cong giúp gà có thể quay đầu trên không trung hay bẻ cua 1 góc 90o dể dàng để sát thương đối phương mà không cần phải đáp xuống để lấy đà 1 lần nữa. Kinh nghiệm của chúng tôi rúa được trong vài trận gà, cũng như xổ gà với kiểu quay đầu như thế này, gà nạp hụt bay qua khỏi đầu đối phương nhưng vẫn có thể quay đầu lại trên không và giết đối thủ với chân đá từ trên không trung xuống, hay gà bẻ cua trên không khi bay lố đà, chứng tỏ những kiểu tập như thế này có thể được gà phát huy và sử dụng trong trận đấu.

Kiểu bàn tập buộc lòng phải dài hơn và bàn tập được đưa 1 đầu đến sát tường, để tạo vật cản. Ôm gà đứng song song với bàn tập, quăng gà song song theo bàn tập hướng về bức tường, gà buộc lòng phải chuyển hướng bay trên không khi gặp vật cản trước mặt, và khoảng cách được tăng dần để đoạn đường bay được tăng lên. Nên nhớ quăng với lực vừa đủ để gà không bị quăng vô tường do không bẻ lái kịp vì lực quăng quá lớn. Khối lượng đề nghị: 5 lần bay cong.

Sau khi hoàn thành các bài tập cánh, chúng ta phải massage cánh, ngực và lưng gà, sau đó cho gà vô chuồng bươi để gà nguội dần.

Nguyên tắc cần lưu ý trong việc tập gà: ”Không được tập luyện quá sức gà“. Vì ta nên để gà nghỉ ngơi và lấy lại sức trong quá trình tập luyện mỏi mệt. Trách trường hợp để gà chạy trốn không muốn tập nữa vì đó là dấu hiệu cho thấy gà đã đuối sức. Khối lượng chỉ nên tăng dần từ thấp lên cao, đừng buộc gà tập luyện ở đỉnh điểm trong vài lần đầu, do gà chưa quen và thể lực chưa hoàn chỉnh để nuốt toàn bộ khối lượng tập luyện.

Còn việc nhận biết thế nào là quá sức của gà thì hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của anh em, nhưng có một vài biểu hiện chính như sau: gà thở dốc liên tục, 2 cánh bung ra, chân, cánh rã rời…

TẬP THĂNG BẰNG

Trong khi tập luyện chúng ta có thể tập xen kẽ, hay chung với tập cánh.

tap-luyen-ga-da
Tập luyện gà đá

Việc tập thăng bằng giúp gà nhanh chóng lấy lại thăng bằng khi bị mất thăng bằng trong khi giao đấu. Trong trận đấu việc gà mệt, bị cựa nằm hay bay thất thế là điều chắn chắn sẽ phải xảy ra nên việc tập thăng bằng giúp cho có thói quen tốt để lấy lại thế trong thời gian nhanh chóng nhất có thể.

1. Hất trên
– Để gà đứng trên bàn tập, đầu đuôi hướng theo chiều dài của bàn tập, hay nói các khác là đứng song song với người tập. Môt tay bợ phần ngực, 1 tay bợ phần bọng đít, dùng lực tay hất phần ngực để gà xu hướng ngã về sau với lưng giao động từ 45o đến 90o so với mặt bàn tập. Thông thường tay thuận của người tập sẽ bợ phần cần hất, ví dụ thuận tay phải thì tay phải nên bợ phần ngực trong kiểu tập này.

2.Hất dưới
– Vị trí đứng của gà cũng y như phần tập hất trên nhưng thay vì tách động lực lên phần ngực thì phần này mình làm ngược lại, tác động lực lên phần bọng đít. Khi đó gà có xu hướng cắm đầu, đít chổng lên trời.

Khối lượng tập đề nghị cho 2 kiểu tập: 3 lần cho mỗi kiểu.

3. Lật ngữa

Tập kiểu này giúp gà có thói quen lấy lại thăng bằng khi té lật ngữa dưới đất. Gà Mỹ đa phần làm biếng phần này, trong khi giao đấu lỡ có té nằm ngữa thì sẽ không thèm đứng lên nếu chúng ta không tập cho nó. Mặc dù bị thất thế, bị đâm nhưng nhiều con vẫn không thèm đứng lên, điều đó hoàn toàn bất lợi trong khi giao đấu vì đôi khi gà đối phương có thể kết thúc trận đấu trong vài chân bên trên.

Phương pháp này giúp gà nhanh chóng đứng lên khi bị té lật ngữa, để hạn chế việc bị trọng thương với những cú đá từ bên trên.

* Ôm 2 cánh lật ngửa gà để lưng nằm sát bàn tập, buộc gà phải đứng dậy ngay. Lật bên trái, lật bên phải. Số lần đề nghị: 3 lần mỗi bên.

Chú ý: phần tập bổ sung để phát huy những thế mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu của gà Mỹ như đá lưng, xỏ đất, ray… thanshon đề nghị như sau:

* Đá lưng: cầm gà như lúc xổ tay, nhử gà sao cho khi gà cần tập bay lên không trung chúng ta hạ gà phu và nhấn gà phu về phía trước sau cho gà cần tập bay phía trên lưng của gà phu mà đá xuống. Kiểu đá đó sẽ được hình thành và phát huy sau mỗi lần tập. Khối lượng để nghị: 3 lần.

* Xỏ đất: cho gà phu nằm sát đất cho gà cần tập cắn đá. Khối lượng đề nghị: 3 lần.

* Ray: đè gà cần tập lật ngữa, dùng những ngón tay đè phần lườn sao cho tay không được cản trở chân gà mà gà cần tập không thể đứng lên, tay đè lòn từ dưới lòn lên để tránh che tầm nhìn của gà cần tập, cầm gà phu bằng lông lưng (như trọng tài người Phi cầm gà – đã buộc giò) dơ khỏi tầm hoạt động của gà cần tập, sau đó nhấn sát gà phu vô gà cần tập để gà cần tập phát huy những cú đá với vị trí nằm ngữa. Phần nay anh em có thể may túi vải bao bọc trọn thân gà phu, chỉ lòi phần đầu và đuôi, có quay cầm trên lưng để dể thao tác và gà phu không có cơ hội đá gà cần tập nằm bên dưới. Túi vải được may giống túi vải nhốt chim chìa vôi, anh em nào đi bẫy chim chích chèo than, hay lữa chắn chắn phải biết kiểu túi nhốt đó, cái khác duy nhất là may thêm quay cầm bên trên để mình cầm được gà phu với phương song song với mặt đất mà thôi.

Theo trang Choidaga.com

chơi đá gà