Vài điều cơ bản cần biết khi úm gà con

Chăm sóc gà con mới vừa lọt trứng cần đòi hỏi chế độ chăm sóc tốt để gà có thể phát triển khỏi mạnh. Anh em cần nên nắm rõ nha.

Những điều cần lưu ý khi úm và chăm sóc gà con

Thời điểm 4 tuần tuổi đầu tiên của gà rất quan trọng cho sự phát triển của gà sau này nên cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và chu đáo. Tuyệt đối không cho gà ăn tạp nham, nhốt vào đâu cũng được dễ gây ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của gà và có thể gây tổn thất về kinh tế.

Trong quá trình chăn nuôi gà cần phát hiện sớm được bệnh trạng hoặc sức khỏe để có cách phòng trị ngay, giam riêng con có triệu chứng bệnh để không gây ảnh hưởng đến cả đàn gà.  Nếu thấy đàn gà chậm lớn cần tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hơn. Nuôi gà úm có thể tận dụng chỗ để nuôi, tân dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm chuồng, làm quây, tận dụng các loại thức ăn ở địa phương sẵn có để giảm chi phí. Nuôi gà úm phải chú ý về sinh phòng bệnh, tiêm phòng theo định kỳ. Cần phát hiện bệnh sớm để chữa kịp thời. Nuôi gà úm vào mùa rét khó hơn vào mùa ấm vì phải sưởi thường xuyên do gà dễ chết rét.

Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc gà úm

Tuần đầu tiên Nuôi úm trong quây trên nền có đệm lót cần sưởi ấm cho gà, nếu sưởi ấm họp lý gà con sẽ khoẻ mạnh. Khi nhiệt độ thấp gà con thường cụm lại với nhau, ít hoạt động, nằm thành đống. Gà không chịu ăn uống, kêu nhiều. Khi nhiệt độ cao gà uống nhiều nước, ăn ít hoặc không ăn, há mỏ thở và tản xa nguồn nhiệt, nằm sã cánh. Gà yếu và chậm lớn. Khi nhiệt độ đủ ấm, gà ăn khoẻ, hoạt động bình thường, phân tán đều trong quây. Nhiệt và gà con Ngày đầu tiên nhận gà về chỉ cần cho uống nước sạch. Bữa đầu tiên cho gà ăn phải sau 24 giờ tính từ khi nở. Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra khay ăn, máng uống, nếu sắp hết phải bổ sung ngay. Buổi tối trước khi đi ngủ cẩn kiểm tra đầy đủ từ sưởi ấm đến thức ăn, nước uống, che rèm giữ ấm ban đêm. Nếu thức ăn bị dí chặt thì đảo đều cho gà ăn. Cần quan sát đàn gà, nếu con nào yếu, hậu môn ướt do ỉa chảy, đau mắt, què chân… thì bắt ra nuôi riêng để chữa.

Tuần thứ hai Giai đoạn này gà chóng lớn, lông cánh đã mọc rõ, gà nhanh nhẹn tìm kiếm thức ăn, lông bông, mắt sáng. Ta có thể thay khay ăn, khay uống bằng máng uống dài có rào chắn để gà thò đầu vào ăn, uống.  Một số kiểu máng ăn và máng uống.

Tuần thứ ba Vẫn tiếp tục đảm bảo nhiệt dộ sưởi ấm. Nếu trời ấm và nắng thì bỏ rèm che, mờ cửa cho ánh nắng tràn vào nhà úm vài giờ, đồng thời thay đổi được không khí trong nhà nuôi.

Tuần thứ tư Nhiệt độ trong quây khoảng 28°c. Ở tuần này chỉ cần che cho gà vào ban đêm, lúc trời lạnh hoặc gió. Gà cũng đã lớn hơn nên cần thoáng, mát, rộng rãi, cần dãn mật độ chuồng nuôi. Có thể cho gà ăn thêm rau xanh non. Giai đoạn này gà cũng lớn nhanh, nếu thức ăn thiếu dinh dưỡng, gà chậm lớn, thiếu canxi gà sẽ có biểu hiện sưng khớp chân, bị khoèo chân. Cần tăng cường thêm máng ăn, máng uống để tránh gà tranh nhau, dẫm đạp lên nhau gây rụng lông, rách da. Sau 4 tuần tuổi gà dễ nuôi, kết thúc giai đoạn úm.

Nhiệt độ, ánh sáng và mật độ úm gà con

Từ 22 đến 28 ngày nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Gà con chưa mọc lỏng rất mẫn cảm với sự biến đổi về nhiệt độ, do đó chúng không có khả năng kiểm soát tốt được thân nhiệt. Nếu lạnh, thân nhiệt sẽ giảm rất nhanh, điều này rất quan trọng nên nhiệt độ chuồng gà luôn phải đo ngang tầm gà.+ Về ánh sáng: thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng được đảm bảo như trong bảng dưới đây: Thời gian chiếu sáng với cường độ ánh sáng chiếu cho gà

+ Về mật độ: Mật độ trung bình của gà con

chơi đá gà