Chăm sóc gà hậu bị và những kinh nghiệm cần thiết !

Chăm sóc gà hậu bị là một giai đoạn chăm sóc đặc biệt, nhằm  mang lại hiệu quả sinh sản, chất lượng thịt, sô lượng trứng cao. Trên choidaga.com mình xin tổng hợp lại tất cả các yêu cầu, kinh nghiệm, những cách chăm sóc hay nhất. Nhằm mục đích giúp bà con gia tăng thu nhập từ chăn nuôi, mang đến chất lượng cao cho sản phẩm.

Những yêu cầu cần thiết cho gà hậu bị đẻ thương phẩm :

  • trong các giai đoạn thì giai đoạn gà hậu bị là quan trọng nhất, nó  có ảnh hưởng và liên quan đến chất lượng và số lượng đẻ sau này (ví dụ : đẻ nhiều, đẻ trứng to, đẻ kéo dài …vv)
  • Yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn gà hậu đòi hỏi rất cao, tỷ lệ phải cao >= 80%, có 2 yêu cầu chính về kỹ thuật chăm sóc ở giai đoạn này là :
    • yêu cầu gà hậu bị phải cực kỳ khỏe mạnh, lành bệnh, không nhiễm bất kỳ virut trước đó, không nhiễm bệnh làm giảm năng suất đẻ và gây chết trong giai đoạn vào đẻ. Cần quan tâm nhất là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng đó là bệnh marek, bệnh về viêm khí quản truyền nhiễm (do virus BI), và cuối cùng hội chứng làm giảm đẻ EDS…
    • gah4
      • khi gà vào chính thức giai đoạn đẻ thì phải có ngoại hình cân đối, chuẩn giống như con giống đề ra, quan trọng là hệ cơ và xương phát triển cực tốt, thể trọng phải đạt độ chuẩn không được để gà quá béo . Vì gà hậu bị mà béo thì đẻ chất lượng và số lượng rất kém, mà nếu gà phát triển không đúng thể trọng chuẩn cũng đẻ kém, cho nên phải giữ sao cho đúng mục tiêu thể trọng đã đề ra.
      • Mật độ nuôi gà hậu bị phải đúng chuẩn để gà phát triển tốt :
      • Mật độ nuôi gà con và gà hậu bị đẻ nuôi trong chuồng lồng qui định như sau :
        • gà con 2 tuần tuổi thì ta nên nuôi mật độ khoảng 50-60 con/m²
        • còn gà con 3-6 tuần tuổi ta nuôi khoảng 25- 30 gà/m² , chuẩn bị máng ăn và máng uống treo ngoài lồng để thuận tiện sử dụng .
      • >>Cách chữa bệnh đậu gà và gà cắn mổ <<  
        • về gà giò từ 7-18 tuần thì nên nuôi ở mật độ thưa hơn nữa, máng ăn và máng uống ta cũng nên treo ngoài lồng như trên.
        • nếu ta cho máng ăn, uống vào trong lồng thì ta nên giảm số lượng gà trên 1m² xuống để tránh quá tải, xảy ra tranh chấp ăn không tốt.
        • Còn nuôi gà hậu bị chuồng nền thì ta nên nuôi ở mật độ 10-12 con/m² ,đó là mật độ hợp lý cho tiêu chuẩn chuồng nền. Khi gà vào đẻ thì giảm bớt xuống khoảng 5-6 con/m² cho thông thoáng tránh cản trở việc sinh đẻ mà ảnh hưởng chất lượng.

Về chế độ ánh sáng, nhiệt độ cần chuẩn bị khi nuôi gà hậu bị thương phẩm như sau :

  • Nói về nhiệt độ trong chuồng nuôi : trong 2-3 tuần đầu thì ta nên sưởi ấm và úm cho gà con ở nhiệt độ 35°C, và chúng ta giảm theo tuần tự mỗi tuần 2°C, cho đến khi 8-9 tuần tuổi thì nhiệt độ bằng nhiệt độ quy chuẩn của môi trường.

>>Nuôi gà đẻ trứng ổn định và hiệu quả cho gà công nghiệp <<

  • Ta tiếp tục nói về chế độ ánh sáng chuồng nuôi :
    • cường độ ánh sáng phù hợp trong giai đoạn úm là khoảng công suất 1w/m²(  hoặc 5-19 lux), chiếu suốt ngày đêm .
    • tuần tuổi thứ ba thì nên hạn chế ánh sáng bớt, không thấp đèn vào ban đêm khi gà ngủ.
    •  gah3
  • gà được nuôi trong chuồng tối : thì ta nên giảm độ chiếu sáng từ đầu tuần thứ ba và đến cuối tuần thứ tư, thời gian khoảng 8 giờ thắp sáng cho 1 ngày/ đêm, duy trì chuẩn chiếu và thời gian đến tuần thứ 17 (5-19 lux hoặc 1w/m²) . từ tuần 18 tăng nhanh dần đều cường độ ánh sáng kích thích gà đẻ đến cuối tuần 19, thời gian khoảng 16 giờ 1 ngay/đêm (20-40 lux hoặc 3-4 w/m²).

gah1

  • đối với gà nuôi chuồng thông thoáng thì ta áp dụng theo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng ban ngày không thể cắt giảm, thì ta làm phải chấp nhật theo quang kỳ 11-12 giờ hoặc lên đến 13h trong 1 ngày / đêm . Khi bước vào giai đoạn đẻ, ta kích thích bằng cách tăng chế độ chiếu sáng vào ban đêm, để đúng quy chuẩn định mức là 16h hoặc 1h trong một ngày đêm .
chơi đá gà