Các bài thuốc hay cho các sư kê chữa bệnh và chăm sóc ngoài da chiến kê!!! Đá gà Online

1) Nguyên nhân và cách chữa bệnh nấm mốc trên gà chọi, đá gà :

  •  Gà được nuôi ở chỗ ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu sự thông thoáng làm cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
  •  Sau khi xoay, vần hoặc đi chọi về các chủ kê không làm nước kĩ lưỡng cho các vết bầm, dập trên toàn thể thân hình của gà chọi. Gà dễ bị nấm da, mốc trắng, bị lác đồng tiền xuất hiện trên da vài ngày hoặc 1 tuần sau đó.

Đây là một vấn đề rất đơn giản, tuy nhiên nếu chủ quan thì gà rất dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và phong độ của chú gà. Nấm mốc làm cho gà yếu ớt, không bền bỉ, nếu đá quá sức dễ gây mất gân và hỏng gà.

*Công thức thuốc :(nhớ pha đúng liều lượng nha bà con )

  • Rượu volka Hà Nội 40: 0,5 lít
  • 1 củ nghệ vàng 0,05kg
  • Quế vỏ 0,2kg
  • 2 vỏ qua măng cụt
  • 1 củ gừng 0,05kg

>> Đọc thêm Các loại thức ăn và công thức độc quyền dành cho các sư kê <<

* Cách dùng đúng chuẩn cho bài thuốc này :

+ Ngâm các nguyên liệu trên vào rượu khoảng 1 tháng. Khi dùng, đổ rượu ra khoảng vài phút thấy thuốc bay hơi hết là dùng được. Quét đều lên chỗ bị mốc 1 lần/ngày.

+ Làm trong vòng  2-3 ngày vào lúc chiều tối. Thuốc có tác dụng làm đỏ da gà, chống muỗi và làm cho da dày lên, làm sạch mặt da, kháng khuẩn tốt. Đặc biệt trị mốc triệt để.

2)Bài thuốc ngâm cho chân gà chọi cứng và chắc chắn :

  • Lấy nước tiểu(đồng tử tốt nhất) cho vào hũ sành sao cho chân gà đứng ngập quá cựa gần gối gà.
  • Lấy hỗn hợp lá lốt, ngải cứu, trầu không, 1 ít muối hạt cho lẫn vào hũ ngâm 1 ngày là có thể dùng vào buổi sáng sớm hoặc trước khi gà lên trường mỗi ngày một lần

Bài thuốc thực hiện nhiều lần , thế là chân chiến kê của chúng ta có thể cứng , lớp da bao ngoài cũng từ từ mà chai cứng, tốt cho chiến kê khi tham chiến, giảm độ xác thương chân rất nhiều. Thực hiện kiên trì sẽ cho ta thấy hiệu quả ,  những bài thuốc này không được phổ biến lắm nên vì nó mang tính chất gia truyền.

>> Tìm hiểu thêm bệnh và cách chữa bệnh phổ biến ở gà thả vườn <<

3)Dần cẳng chân (cũng giống mục đích của bài thuốc trên là làm cứng chân và da chân chiến kê) :

  •   sử dụng 3-4 củ nghệ già( đâm mịn) rượu trằng, một lượng phèn cho khoảng bằng ngón châu cái, nước tiểu( đồng tử tốt nhất), muối hột.
  • Đổ rượu bằng 2/3 bình( bình khoảng 2,5lit), 1/3 nước tiểu, cho các thành phần còn lại vào hòa tan. Một ngày cho gà đứng 15 phút trong bình thuốc.

Nói đến bài thuốc này thì công dụng cũng tương tự như bài thuốc trên. Những bài thuốc gia truyền đươc các sư kê đi trước đã thử nghiệm và thao tác trên gà chiến của mình, chính vì vậy độ hiệu nghiệm của thuốc cũng khá ổn, chỉ cần làm đúng như những công thức đã nêu.

4) Bài thuốc làm cứng da gà chiến :

  • Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ xà cừ (100g), củ riềng (100g).
  • Tất cả cho vào hũ ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp từ 2-3 tháng thì da gà dày, dai.
  • Còn có cách “gọt giũa cựa” chỉ dùng cho gà đá cựa thường ở vùng Bắc bộ (không dùng cựa sắt như ở Nam bộ).
  • Gà đá cựa thường, cựa không mọc dài ra, do người nuôi cứ nướng đỏ sắt tì vào, cho cựa lì đi, chỉ dài độ 1- 1,5cm, chuốt cho sắc, nhưng không nhọn.
  • Đá bằng loại cựa này, gà chọi không bị chết như chơi cựa sắt, mà chỉ bị thương thôi. Và lúc này dùng toa thuốc ăn, tẩm như trên mới có tác dụng.

Bài thuốc này rất nổi tiếng ở vùng Nam bộ, mà nói cụ thể là ở miền tây . Xuất điểm từ người dân chơi gà ở đồng tháp, không có gì hoài nghi về bài thuốc này nữa, về  lịch sử xuất hiên của nó là khá lâu không thể xác định. Bài thuốc được người trong nghề truyền tay nhau và lưu giữ cho tới hôm nay, có lẽ vì tính hiệu nghiệm của nó khá ổn.

>>Bí quyết chọn gà chiến cho sư kê <<

chơi đá gà